Xã hội
Người thương binh tiêu biểu trên vùng đất nghèo Nam Đông
11:08 AM 10/08/2018
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng sự mất mát và hy sinh anh dũng của những người nằm xuống vẫn còn là nỗi đau dai dẳng trên vùng đất nghèo Nam Đông. Với quyết tâm “Tàn nhưng không phế", người thương binh Lê Thanh Hàng đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương anh hùng. Ông còn được coi là tấm gương điển hình trong công tác xã hội, giúp bà con, cộng đồng cùng phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo bền vững.
Là 1 trong 3 người tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội “Là người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhân kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/1947 – 27/7/2018. Có mặt tại nhà thương binh hạng 4/4 Lê Thanh Hàng, ở thôn 7 xã Thượng Long chúng tôi thấy rõ niềm vui đang hiện hữu trong gia đình ông. Để có được niềm vinh dự đó là cả 1 quá trình nổ lực vượt khó không chỉ trong phát triển kinh tế mà còn trên nhiều lĩnh vực văn hóa, tinh thần. Thoát ly theo cách mạng năm 1978, tham chiến tại CamPuChia,  năm 1982 xuất ngũ trở về địa phương khi vừa tròn 22 tuổi và mang trên mình nhiều vết thương do chiến tranh để lại cứ đau nhức khi trái gió trở trời. Nhưng với phẩm chất “Anh bộ đội cụ hồ” và quyết tâm “Tàn nhưng không phế” ông cùng gia đình đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi, cần cù trong lao động sản xuất, kinh tế vườn nhà, vườn đồi, chăn nuôi đã cho thu phập khá cao và ổn định, ông trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập làm theo. Thương binh Lê Thanh Hàng bùi ngùi nhớ lại: Khi tham gia chiến tranh ở tỉnh Kà Keo, CampuChia mình bản thân đã 2 lần bị thương. Xuất ngũ, bản thân không cóp nghề nghiệp, lúc đầu khó khăn vất vả lắm, nhưng may mắn được đồng chí, đồng đội và địa phương giúp đỡ. Đến nay kinh tế gia đinh đã tương đối ổn định.
Đại diện lãnh đạo huyện Nam Đông thăm và tặng quà cho gia đình thương binh Lê Thnah Hàng
16 tuổi đã tham gia dân quân du kích tại địa phương, năm 1971 khi vừa tròn 18 tuổi ông Lung tình nguyện nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Huế - Đã Nẵng. Năm 1977 phục viên với tỷ lệ thương tật 61%, bước đầu lập nghiệp, khó khăn, vất vả là thế nhưng được sự thương yêu, đùm bọc của đồng chí, đồng đội, người dân và chính quyền địa phương gia đình ông đã vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Mặc dù đã ở tuổi 65, nhưng tính tiên phong gương mẫu trong ông luôn được phát huy rõ nét, ông thường xuyên vận động bà con trên địa bàn giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách không có điều kiện làm kinh tế về cây, con giống…tham gia tích cực các phong trào do địa phương phát động, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới. Bệnh binh Hồ Văn Lung, thôn Lập, xã Thượng Nhật xúc động nói: “Lúc đó ở Nam Đông có 3 anh em tình nguyện nhập ngũ, khi trở về chỉ còn 2 đồng chí, 1 đồng chí đã anh dũng hy sinh. Còn 2 chúng tôi cũng nhiều vết thương. Bây giờ bản thân được bà con trong thôn xóm bầu giữ chức chủ tịch mặt trận khu dân cư, bản thân luôn phấn đầu hết mình hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà địa phương và bà con giao phó”...
Trong những năm qua, phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình chính sách, người có công đã trở thành nét đẹp văn hóa của cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Đông. Với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, phong trào xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được triển khai sâu rộng, trở thành những phong trào lớn được các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân đồng thuận, nhiệt tình tham gia. Ông Võ Phước Hóa - Phó Trưởng phòng phụ trách phòng LĐTB&XH huyện Nam Đông cho biết: Ngoài những xuất quà của Chủ tịch nước, tỉnh, Phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tặng 30 xuất quà cho gia đình chính sách, mỗi xuất trị giá 300 ngàn đồng. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của những người có công trên địa bàn huyện Nam Đông đã được của thiện đáng kể.
Với uy tín của những thương, bệnh binh, người lính cụ Hồ trên địa bàn huyện đã và đang có sức lan tỏa, ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Đặc biệt tấm gương sáng người thương, bệnh binh sẽ là điểm tựa rất lớn, tác động tích cực cho thế hệ trẻ học tập và noi theo. 

T. Quyên