Lao động
Lạng Sơn hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho 142 người lao động
08:12 AM 25/10/2021
(LĐXH)- Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lạng Sơn về kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tính đến ngày 22/10/2021, tỉnh đang thẩm định hồ sơ của 02 doanh nghiệp (Công ty TNHH Bảo Long, Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật) để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, tổng số tiền đề nghị hỗ trợ (dự kiến) là 426 triệu đồng với 142 lao động.
Về kết quả thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cập nhật đến ngày 22/10, toàn tỉnh đã giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 2.016 đơn vị, tương ứng với 35.229 người lao động. Tổng số tiền (tạm tính) được giảm mức đóng từ tháng 7/2021 hơn 490 triệu đồng.
Đối với chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ  hưu trí và tử  tuất, tỉnh đã giải quyết hỗ trợ tạm dừng đóng cho 04 đơn vị với 204 lao động tham gia BHXH bắt buộc được tạm dừng đóng, số tiền tạm dừng đóng trên 212 triệu đồng. Cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố thực hiện xác nhận danh sách người lao động tham gia BHXH để người sử dụng lao động thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định. Bao gồm: xác nhận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đối với 47 đơn vị, 835 người lao động. Xác nhận đối với 01 đơn vị có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ  kỹ  năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động với 70 người lao động. Xác nhận danh sách lao động ngừng việc cho 35 đơn vị với 974 người lao động ngừng việc. Xác nhận danh sách người lao động tham gia BHXH bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm cơ sở để đơn vị sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho 27 đơn vị với 430 người lao động. Xác nhận danh sách người lao động tham gia BHXH làm cơ sở để đơn vị sử dụng lao động vay vốn trả lương phục hồi sản xuất cho 27 đơn vị với 434 người lao động, trong đó có 25 đơn vị phải tạm dừng hoạt động với 370 người lao động; 02 đơn vị hoạt động lĩnh vực vận tải với 64 người lao động.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn ký kết hợp đồng tín dụng giải ngân cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn đã ban hành văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn khảo sát nhu cầu đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án và tổ  chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp; đồng thời, đẩy mạnh triển khai hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Đến nay, Sở đang thực hiện thẩm định hồ sơ của 02 doanh nghiệp (Công ty TNHH Bảo Long, Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật), tổng số tiền đề nghị hỗ trợ (dự  kiến) là  426 triệu đồng với 142 lao động.
Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, Lạng Sơn có 03 huyện, thành phố (Hữu Lũng, Văn Lãng và thành phố Lạng Sơn) phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 653 người lao động (trong đó có 208 người nghỉ từ 15 ngày đến dưới 30 ngày và 445 người nghỉ từ 30 ngày trở lên; 17 lao động đang mang thai; 246 trẻ em dưới 06 tuổi). Tổng kinh phí chi trả hơn 2,299 tỷ đồng.
Về chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, đã có 04 huyện (Bình Gia, Tràng Định, Chi Lăng, Hữu Lũng) phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 602 người lao động (trong đó có 12 lao động đang mang thai; 224 trẻ em dưới 06 tuổi). Tổng số tiền chi trả là 838 triệu đồng.
Đối với hính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, đến nay, đã có 01 đơn vị gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho 02 lao động song không đúng đối tượng được hỗ trợ (đã được thông báo kết quả thẩm định theo đúng quy định).
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế, Sở Y tế Lạng Sơn đã phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 3.346 người lao động của 11/11 huyện, thành phố. Tổng kinh phí hỗ trợ gần 3,997 tỷ đồng. Trong đó, có 902 đối tượng F0, F1 đang điều trị, cách ly tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly; 2.444 đối tượng F0, F1 đã hoàn thành điều trị, cách ly y tế; 366 trẻ em dưới 16 tuổi.
Chính sách hỗ trợ đối với viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch, Sở Văn hóa - Thể  thao và Du lịch phê duyệt danh sách hỗ  trợ cho 37 người lao động là hướng dẫn viên du lịch. Tổng số tiền hỗ trợ là 137,27 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ đối với hộ kinh doanh, đã có 11/11 huyện, thành phố phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 911 hộ kinh doanh. Tổng kinh phí hỗ trợ là 2,733 tỷ đồng.
Về chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả  lương phục hồi sản xuất, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã phê duyệt hồ sơ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất và giải ngân cho 39 đơn vị sử dụng lao động để trả lương cho 1.563  lượt người lao động với tổng số tiền cho vay gần 4,546 tỷ đồng. Cụ thể gồm: 31 đơn vị được vay trả lương ngừng việc cho 1.383 lượt người lao động với tổng số tiền gần 3,984 tỷ đồng; 07 đơn vị phải tạm dừng hoạt động được vay trả lương phục hồi sản xuất cho 153 lượt người lao động với tổng số tiền gần 470 triệu đồng; 01 đơn vị trong lĩnh vực du lịch, vận tải được vay trả lương phục hồi sản xuất cho 27 lượt người lao động với tổng số tiền gần 93 triệu đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 3.424 người lao động của 08 huyện, thành phố (Tràng Định, Văn Quan, Cao Lộc, Văn Lãng, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng và thành phố Lạng Sơn). Tổng kinh phí hỗ trợ 5,136 tỷ đồng. Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục tổng hợp và thẩm định hồ sơ đề nghị của các huyện, thành phố theo quy định.
Có thể thấy, việctriển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trên địa bàn đã được lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn quan tâm, chỉ đạo sát sao; các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách cũng như tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá  trình thực hiện chính sách luôn có sự  phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với chính quyền địa phương các cấp. Việc thực hiện chính sách đảm bảo được tính khách quan, minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng chính sách. Qua đó, đã kịp thời hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Chí Tâm