Xã hội
Kiên Giang phấn đấu hoàn thành 20 chỉ tiêu của 6 mục tiêu về Bình đẳng giới
09:49 AM 05/06/2023
(LĐXH) - Mục tiêu trong kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 152/KH-UBND… với 20 chỉ tiêu của 6 mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực…
Kiên Giang: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về BĐG
Các chỉ số sẽ được thể hiện ở các lĩnh vực là: Chính trị; Kinh tế, lao động;  Đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Y tế; Giáo dục và đào tạo; Thông tin, truyền thông…
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu được thể hiện ở Chiến lược về BĐG trong giai đoạn tới, UBND tỉnh Kiên Giang đã giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới và là cơ quan Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh; đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tham mưu, để xuất thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới và hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới của tỉnh. Hướng dẫn chuyên nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai, theo dõi, báo cáo, đánh giá kết quả cũng như phối hợp liên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới, hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ và công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện chung của tỉnh theo quy định; sơ kết giữa kỳ vào năm 2025, tổng kết giai đoạn vào năm 2030 và đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Kế hoạch này…
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về BĐG trong mọi tầng lớp nhân dân
Đặc biệt, Kiên Giang cũng chủ động xây dựng các nhiệm vụ, trong đó tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về BĐG. Đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về BĐG. Rà soát, kiến nghị để sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm các nguyên tắc BĐG trên các lĩnh vực có liên quan. Thực hiện lồng ghép các nội dung BĐG trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án…, nhằm thúc đẩy thực hiện BĐG và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về BĐG; đưa nội dung về BĐG vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao năng lực về BĐG cho cán bộ làm công tác pháp chế, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về BĐG. Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về BĐG các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật về BĐG. Thực hiện thu thập thông tin, thống kê số liệu về giới và công tác BĐG góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về giới quốc gia. Đẩy mạnh các chương trình hướng dẫn và tư vấn cho cán bộ làm tham mưu công tác BĐG làm việc với trẻ em gái dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bị tổn thương; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác BĐG./.
NHB