Sổ tay sức khỏe người di cư – cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc
(LĐXH)- Ngày 22/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức cuộc họp chuyên đề giới thiệu Sổ tay sức khỏe người di cư.
Tham dự có ông Đặng Sỹ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; bà Aiko Kaji, Chuyên gia sức khỏe di cư IOM tại Việt Nam cùng đại diện gần 60 doanh nghiệp có tham gia hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp, Chuyên gia sức khỏe Aiko Kaji, trao đổi: Nghiên cứu cho thấy thực tế điều kiện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và việc tiếp cận các dịch vụ y tế cho người lao động ở nước ngoài ra sao; việc chuẩn bị ngôn ngữ, định hướng vấn đề sức khỏe cho lao động di cư… Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại như một số nội dung đào tạo sức khỏe trước khi người lao động xuất cảnh chưa thực sự được đưa chú ý.
Bà Aiko Kaji cũng đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của nhóm công tác và mong Sổ tay sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sớm được đến tay người lao động đang làm việc ở nước ngoài và chuẩn bị xuất cảnh.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hoạt động đưa người Việt Nam đi nước ngoài góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, nhất là tại khu vực nông thôn. Nhiều mô hình như ở Hà Tĩnh đã thay đổi bộ mặt địa phương, nguồn lực từ nước ngoài giúp nhiều gia đình xây được nhà mới, con cái đi học với điều kiện tốt hơn.
Việt Nam đã có trên 350.000 lượt người lao động tới Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, thu nhập từ 1.200 - 1.400 USD; có 90% lao động đang làm việc tại Hàn Quốc đi theo chương trình EPS, thu nhập của người lao động trung bình từ 1.400 - 1.800 USD. Hiện tại, mô hình lao động mùa vụ đang làm việc với thời gian 3 - 5 tháng được triển khai tại Hàn Quốc với sự ký kết hợp tác giữa các địa phương đạt hiệu quả cao.
Bà Trần Thị Tuyết Lương, cán bộ Nhóm Kỹ thuật sức khỏe người di cư của IOM Việt Nam, chia sẻ: Nhiều người lao động làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản khó khăn khi tiếp cận dịch vụ y tế đúng cách. Chẳng hạn, nhiều người không biết sử dụng thể BHYT đúng cách, nhiều trường hợp phải trả khoản chi phí chênh lệch do đến cơ sở y tế sai tuyến…
Chí Tâm
Từ khóa:
Cục quản lý lao động ngoài nước
Sổ tay
cung cấp
thông tin
Chăm Sóc
Sức Khỏe
lao động
Việt Nam
Làm Việc
NHật Bản
Hàn QUốc
-
Hà Nội: Nhiều lao động tìm kiếm được việc làm phù hợp qua các sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh
15-08-2022 10:09 46 -
Điểm tên 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động thấp nhất
13-08-2022 08:04 38 -
TPHCM: Hơn 1,5 triệu lượt lao động đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ nhà
12-08-2022 17:01 15
-
Hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
01-08-2022 13:42 02 -
Hà Nội: Giải quyết việc làm cho trên 137 nghìn lao động trong 7 tháng đầu năm 2022
01-08-2022 10:57 10 -
Tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội
01-08-2022 09:26 40