Lao động
Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) đủ mạnh để bào vệ được người lao động và cán bộ Công đoàn
02:49 PM 22/03/2024
(LĐXH) - Ngày 21/3, tại TP.HCM, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội thảo Lấy ý kiến về hồ sơ dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại TPHCM; nhằm tập hợp lấy ý kiên các chuyên gia và những cán bộ công đoàn địa phương các tỉnh phía Nam để sửa đổi Luật Công đoàn sát với thực tế cuộc sống hợp ý kiến đề xuất nhiều điểm trong luật Công đoàn (sửa đổi) sát với thực tế cuộc sống.

: Ông Vũ Minh Tiến, Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Minh Tiến, Trưởng ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, hội nghị nhằm lấy ý kiến của các chuyên gian, những cán bộ công đoàn địa phương để sửa đổi Luật Công đoàn sát với thực tế cuộc sống; phát huy được vị trí, vai trò vốn có của Công đoàn Việt Nam hơn 90 năm qua. Đồng thời, Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế hiện nay.

Thông tin tại hội nghị, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết,  dự thảo Luật Công đoàn lần này có nhiều điểm bổ sung so với dự thảo đầu năm 2023 khi trình Chính phủ. Theo đó ông Quản, đề nghị các đại biểu quan tâm thảo luận là đề xuất mở rộng cho người lao động tự do, không có quan hệ lao động tham gia công đoàn. Đề xuất này mở rộng hệ thống Công đoàn và phù hợp với hệ thống pháp luật lao động hiện nay, làm cơ sở để đưa các nghiệp đoàn cơ sở gia nhập Công đoàn. Các nghiệp đoàn cơ sở gia nhập Công đoàn đã được bàn thảo từ khi xây dựng luật Công đoàn 2012 nhưng chưa được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, thực tế hoạt động hiện nay, hệ thống công đoàn có 550 nghiệp đoàn, việc mở rộng là phù hợp xu hướng, với Luật Lao động hiện hành...

Tham gia ý kiến tại hội nghị, ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ TP.HCM cho rằng, vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm nghiên cứu khi sửa đổi luật là các điều khoản bảo vệ cán bộ công đoàn. “Tôi mới nghe tin có anh em công đoàn đi xuống doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của người lao động bị đánh. Cán bộ công đoàn bảo vệ người lao động, còn ai bảo vệ cán bộ công đoàn?”, ông Triều nói. Đồng thời đề nghị: Vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm nghiên cứu khi sửa đổi luật là các điều khoản bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở.

Ông Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, đồng tình với quan điểm của ông Triều. Đồng thời, đưa ra những bức xúc, phản ánh từ cán bộ Công đoàn cơ sở về việc nhiều cán bộ công đoàn bị chủ sử dụng lao động sa thải khi đứng về phía người lao động. Có vụ việc, cán bộ công đoàn đề nghị Trung tâm Tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi mà Trung tâm không giúp được vì doanh nghiệp tìm cách lách luật.

Toàn cảnh hội nghị

Ông Vũ Ngọc Hà nhắc đến điều khoản bảo đảm cho cán bộ công đoàn làm việc. Luật quy định đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên. Tuy nhiên, người trong Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đều là nhân viên của doanh nghiệp. Có trường hợp, chủ doanh nghiệp muốn sa thải Chủ tịch Công đoàn cơ sở, họ lách luật bằng cách lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở công ty. Khi lấy ý kiến, chỉ có duy nhất ông Chủ tịch Công đoàn bỏ phiếu chống, còn lại những thành viên khác trong Ban chấp hành đều đồng ý sa thải chính ông Chủ tịch Công đoàn. Theo đó, ông Vũ Ngọc Hà đề nghị: “Chúng ta cần xem xét đưa vào luật những điều, khoản chặt chẽ, rõ ràng để bảo vệ được cán bộ Công đoàn cơ sở tốt hơn”.  

Ông Vũ Ngọc Hà, nhắc đến điều khoản bảo đảm cho cán bộ Công đoàn làm việc. Luật quy định đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ Công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên.

Ông Trần Ngọc Vân, cán bộ công đoàn Bình Dương, cũng đồng tình với những ý kiến đưa ra tại hội nghị của các đại b iểu, vì thực tế hoạt động tại Bình Dương cũng xảy ra nhiều trường hợp tương tự. Ông Vân chia sẻ: “Nhìn các điều khoản trong luật thì có vẻ đầy đủ để bảo vệ cán bộ Công đoàn nhưng thực tế khi quan hệ đổ vỡ, chủ sử dụng lao động có hàng trăm cách để chèn ép, sa thải cán bộ công đoàn”.

 Dự án Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Khóa XV (tháng 5, 6/2024), trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội Khóa XV (tháng 10, 11/2024). Bảo vệ quyền lợi người lao động, cán bộ Công đoàn bị đánh Lãnh đạo Công đoàn các địa phương đề nghị nghiên cứu các điều khoản bảo vệ cán bộ công đoàn khi sửa đổi luật Công đoàn. Bởi khi bảo vệ người lao động, họ có nguy cơ bị chèn ép, hành hung.

 

Trương Đăng