Nghiên cứu - trao đổi
Khuynh hướng nghiên cứu về sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng phục hồi của nhân viên trong tương lai
04:14 PM 28/12/2023
(LĐXH)- Đội ngũ nhân viên luôn được xem là một nguồn tài nguyên quý nhất của một doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên giỏi, kiên cường, trạng thái cảm xúc vui vẻ sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là khi xuất hiện đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2019.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp đều có các kế hoạch chiến lược đưa ra những chính sách sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân viên để nhân viên không chỉ có sức khoẻ để làm việc mà còn phục hồi và phát triển vượt bậc đội ngũ nhân viên của mình. Song hành đó, các chương trình hỗ trợ nhân viên (EAPs) sẽ là nguồn hỗ trợ tổ chức quan trọng để hỗ trợ nhân viên vượt qua thời gian thử thách và chứng minh sức khỏe và khả năng phục hồi của họ.
Sức khoẻ thể chất và tinh thần
Theo Diener (1984): Sức khỏe thể chất và tinh thần là sống một cuộc sống thật tốt, nó còn mang nghĩa rộng hơn, là cuộc sống của mỗi cá nhân trong công việc và ngoài cuộc sống, nó còn thể hiện trạng thái tinh thần tích cực và chịu tác động của các yếu tố môi trường.
Sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân viên được định nghĩa là “toàn bộ đặc tính gồm kinh nghiệm và chức năng của nhân viên tại nơi làm việc” - (Grant và cộng sự, 2007:52).
Tương tự, Kaplan et al. (2017:4): Định nghĩa Sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên của nhân viên là “tổng hợp những trải nghiệm cảm xúc của cá nhân và những đánh giá chủ quan về công việc và các tình huống trong cuộc sống”.

Nguồn: tác giả phân tích từ trang scopus

Viện Nghiên cứu Phúc lợi người lao động (1987): Phúc lợi người lao động đại diện cho hầu như bất kỳ hình thức bồi thường nào ngoài tiền lương trực tiếp; có thể được trả toàn bộ hoặc một phần bởi người sử dụng lao động; cũng có thể được cung cấp bởi một bên thứ ba như chính phủ, công ty bảo hiểm hoặc tổ chức bảo vệ sức khỏe.
Trong quản trị nhân sự, phúc lợi (welfare, benefit) là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho người lao động, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động.
Theo Lupsa và cộng sự (2020): Khả năng phục hồi của nhân viên được định nghĩa là “khả năng duy trì và phục hồi của nhân viên từ các vấn đề, xung đột, thiếu thành công hoặc các tình huống ngụ ý tăng trách nhiệm”. Trong bối cảnh nơi làm việc, thuật ngữ này thường được mở rộng hơn nữa để bao gồm “các khả năng phát triển vượt bậc, thau vì chỉ tồn tại trong môi trường căng thẳng cao” (Cleary et al 2018)
Khuynh hướng nghiên cứu trong tương lai
Các câu hỏi nghiên cứu cho các nghiên cứu trong tương lai về sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân viên và khả năng phục hồi của nhân viên, bao gồm:

Nguồn: tác giả phân tích từ trang scopus

• Các nguồn gây căng thẳng và lo lắng tại nơi làm việc là gì?
• Văn hóa quốc gia và tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của nhân viên, và sẵn sàng tiết lộ, trạng thái cảm xúc của tâm trí / tình trạng tâm lý của họ và tìm kiếm sự giúp đỡ /hỗ trợ?
• Những loại các chương trình hỗ trợ nhân viên (EAPs) nào đã được người sử dụng lao động cung cấp, nếu có (ví dụ: chính thức và không chính thức) để hỗ trợ nhân viên, đặc biệt là trong và sau đại dịch COVID-19, hoặc các cuộc khủng hoảng khác?
• Các EAPs này là định hướng phòng ngừa hay định hướng khắc phục?
• Hiệu quả của các chương trình EAPs này và các thực hành Quản trị nguồn nhân lực (HRM) khác trong việc giảm căng thẳng và cải thiện khả năng phục hồi và sức khỏe thể chất và tinh thần của họ?
•Làm thế nào các tổ chức có thể giúp nhân viên quản lý các nhóm làm việc ảo của họ để giảm thiểu căng thẳng và duy trì năng suất?
• Những can thiệp HRM nào được các tổ chức áp dụng để hỗ trợ nhân viên và cải thiện khả năng phục hồi của họ?
• Những loại thực hành HRM nào có thể nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên và thông qua các cơ chế và quy trình nào, đặc biệt là trong và sau khủng hoảng?
• Các chiến lược tự đối phó được áp dụng bởi từng nhân viên để vượt qua căng thẳng và tăng khả năng phục hồi và sức khỏe thể chất và tinh thần của họ là gì?
• Vai trò của gia đình và cộng đồng trong các xã hội tập thể trong việc xây dựng khả năng phục hồi của người lao động và duy trì lòng trung thành của người lao động là gì?
• Vai trò của các tổ chức xã hội, văn hóa và tôn giáo trong việc thông báo cho EAPs, sức khỏe của nhân viên và thực hành nâng cao khả năng phục hồi là gì?
Tài liệu nghiên cứu theo từng năm
Theo scopus tổng số bài nghiên cứu về sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên và khả năng hồi phục của nhân viên từ năm 2005 - 2024 viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh có 308 bài. Kết quả này cho thấy, nghiên cứu về sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên và khả năng phục hồi của nhân viên chỉ mới bắt đầu nghiên cứu từ năm 2005 và tăng nhanh vào những năm gần đây.

Nguồn: tác giả phân tích từ trang scopus

Tài liệu mỗi năm theo nguồn và thông tin một số tác giả, gồm:
- Tạp chí quốc tế về nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng (International Journal Of Environmental Research And Public Health): năm 2020 có 1 bài, năm 2021 có 2 bài, năm 2022 có 7 bài, năm 2023 có 1 bài.
- Ranh giới trong tâm lý học (Frontiers In Psychology): năm 2019 có 1 bài, năm 2021 có 3 bài, năm 2023 có 1 bài.
- Tạp chí nghiên cứu Internet y tế (Journal Of Medical Internet Research); năm 2018 có 1 bài năm 2019 có 1 bài, năm 2021 có 2 bài.
- Tạp chí Y học nghề nghiệp và môi trường (Journal Of Occupational And Environmental Medicine): năm 2012 có 1 bài, năm 2018 có 1 bài, năm 2021 có 1 bài năm 2023 có 1 bài.
- Tạp chí sức khỏe hành vi nơi làm việc (Journal Of Workplace Behavioral Health): năm 2017 có 1 bài, năm 2018 có 1 bài, năm 2023 có 2 bài.
Ngoài ra còn lại các tạp chí khác bài không đáng kể.
Số nước có công bố nhiều nhất là Mỹ với 74 bài, đến Anh có 55 bài, vị trí thứ 3 là Úc có 41 bài, Ấn Độ có 21 bài, Đức 15 bài, Hà Lan 14 bài, Canada, Ý và Phần Lan cùng có 13 bài, Trung Quốc có 12 bài, Nam Phi và Tây Ban Nha cùng có 11 bài, còn lại một số quốc gia khác có công bố chưa tới 10 bài như Hàn Quốc có 7 bài, Hong Kong có 4 bài và đặc biệt là Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn đề này.

Nguồn: tác giả phân tích từ trang scopus

Phân loại theo tài liệu, nhiều nhất là bài báo với 235 bài, chiếm 76,3%, 27 chương sách chiếm 8,8 %, báo hội nghị 19 bài chiếm 6,2 %, 18 bài phê bình (review) chiếm 5,8 %, sách và biên tập  3 tài liệu mỗi loại chiếm 1,0%, Bản đính chính và Thư có 1 tài liệu chiếm mỗi loại 0,3%, 01 khảo sát ngắn chiếm 0,3%.
Phân loại lĩnh vực, Business, Management and Accounting và Medicine nhiều nhất, có 104 bài cho từng loại; Tâm lý có 74 bà,i chiếm 14,3%; Khoa học xã hội có 62 bài chiếm 12,0%; Khoa học môi trường có 27 bài, chiếm 5,2%; Kỹ sư và điều dưỡng đều có 23 bài, chiếm mỗi loại 4,5%; kinh tế, kinh tế lượng và tài chính có 22 bài, chiếm 4,3%; Khoa học máy tính 15 bài, chiếm 2,9%; Nghệ thuật và nhân văn có 11 bài, chiếm 2,1%; các loại khác thì ít hơn, chiếm 9,9%.
Kết quả của nghiên cứu gồm có: Câu hỏi nghiên cứu cho các nghiên cứu trong tương lai về sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên và khả năng phục hồi của nhân viên. Các nghiên cứu về sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên và khả năng hồi phục của nhân viên từ năm 2005 - 2024 viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh có tổng số 308 bài. Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2005 và tăng nhanh vào những năm gần đây được đăng phổ biến trên 5 tạp chí. Lĩnh vực Business, Management and Accounting và Medicine nhiều nhất, có 104 bài cho từng loại.
Hiện tại, nghiên cứu này còn khá là mới nên cần đầu tư nghiên cứu nhiều về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Viện Nghiên cứu Phúc lợi người lao động (1987)
2. PGS.TS.Trần Kim Dung, TS. Trần Trọng Thuỳ, Quản trị nhân lực, nhà xuất bản tài chính (2023), pp 327-374
3. Shilpy Kashyapa, Sanskrity Josephb, and G. K. Deshmukh (2016). Employee Well-Being, Life Satisfaction and the need for Work-Life balance, Psychological Bulletin, Journal of Ravishankar University, Part-A, 22, 11-23, 2016 , ISSN-0970-5910 , pp. 12-12.
4. Fang Lee Cooke, Randall Schulerb, Arup Varmac (2020). Human resource management research and practice in Asia: Past, present and future
https://doi.org/10.1016/j.hrmr.2020.100778
5. DEDRIEKA MAGDALENA NEL, ANNELIZE VAN NIEKERK (2023), Gain or loss: A conceptual framework of employee well-being during change, Journal of Contemporary Management DHET accredited, ISSN 1815-7440, Volume 20 Issue 1
2023, pp. 83-103
DOI: https://doi.org/10.35683/jcman1004.186
6. Barends, E., Wietrak, E., Cioca, I. and Rousseau, D. (2021) Employee resilience: an evidence review, pp. 4-4

                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Ths. Phan Thị Kim Mai

Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Hàng không Việt Nam