Lao động
Vĩnh Phúc triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường lao động
03:21 PM 29/03/2023
(LĐXH)-Tỉnh Vĩnh Phúc đang quyết tâm phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao. Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.
Đây chính là mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn mới mà Vĩnh Phúc đặt ra trong Kế hoạch số 60 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội vừa được tỉnh ban hành ngày 2/3/2023.
Đến năm 2025, tỉnh mong muốn đạt tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 15%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hằng năm đạt 11%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động. Tỉnh cũng duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2,5%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn dưới 1,5%, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi; 37% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Công nhân Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Vitgarmet, xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô đã tập trung trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết
Để đạt được các mục nêu trên, tỉnh Vĩnh Phúc đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện. Đó là, nhóm giải pháp phục hồi và ổn định thị trường lao động. Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và hạn chế, Vĩnh Phúc thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, để kịp thời kết nối, cung ứng lao động. Đặc biệt là nắm bắt nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án hoặc đang nghiên cứu đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, đóng vai trò chủ đạo đầu mối thông tin thị trường lao động, điều phôi, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động trên địa bàn. Nâng quy mô, tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm, tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin, tìm kiếm cơ hội việc làm. Phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại, trên nền tảng công nghệ số; thu hút lao động tại chỗ, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động đang làm việc thích ứng với những biến động bất thường.
Với nhóm giải pháp thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, tỉnh thực hiện giải pháp tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Trong đó, tăng cường đầu tư nguồn lực cho các chương trình, đề án tạo nhiều việc làm bền vững, nhất là việc làm năng suất cao. Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp, để thu hút, sử dụng lao động chính thức, chuyển dần lao động phi chính thức sang lao động chính thức.
Tỉnh cũng tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; tăng cường công tác đào tạo nghề hiệu quả sau phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ, hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác quốc tế, đổi mới chương trình đào tạo. Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
Cùng với đó, tỉnh thực hiện đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung - cầu lao động, công tác dự báo cung - cầu lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.
Đồng thời hỗ trợ phát triển bảo hiểm cho người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); các chế độ chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), BHTN cho người tham gia; nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Phi hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm tại các doanh nghiệp.
Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng đến nhóm giải pháp truyền thông. Trong đó, tỉnh sẽ thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, nhất là người đứng đầu các sở, ban, ngành và các địa phương về vai trò, tầm quan trọng phát triển thị trường lao động; chủ động có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển thị trường lao động bền vững. Các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử, đài phát thanh - truyền hình, truyền thông trên mạng xã hội, kết hợp nhiều hình thức tin bài, chuyên đề trên truyền hình, trực tuyến,… để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thị trường lao động; đảm bảo ổn định và phát triển thị trường lao động.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực theo chỉ đạo của UBND tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới hiệu quả, khả thi, bảo đảm phát triển thị trường lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, dự án liên quan trực tiếp đến hỗ trợ việc làm bền vững, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; chủ động ph i hợp với Công đoàn các cấp đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới, hiệu quả, khả thi, bảo đảm ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời s ng người lao động.
Quy hoạch, bố trí, huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, mở rộng, đầu tư các khu, cụm công nghiệp, mở rộng làng nghề, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời s ng, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình.
Tăng cường theo dõi, nắm bắt, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp, nhất là người lao động bị mất việc, thiếu việc làm tạm thời, để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập và ổn định đời s ng cho người lao động./.
Nhật Minh