
Đẩy mạnh giới thiệu việc làm cho NLĐ mất việc làm
Ông Lê Hải Lý, Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh cho biết, trong 7 tháng đầu năm, Trung tâm đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch trực tuyến vào công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua nhiều kênh thông tin tuyển dụng như: website, facebook, zalo của Trung tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm hiệu quả. Đồng thời, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức đoàn thể tổ chức được 46 phiên giao dịch việc làm; tổ chức 04 Ngày hội việc làm, 05 Hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động và 14 buổi tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị tham gia 27 buổi tư vấn việc làm, lồng ghép nhiều chương trình vào công tác tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Với nỗ lực đó, kết quả trong 7 tháng đầu năm 2023, Trung tâm đã tư vấn việc làm, nghề nghiệp, xuất khẩu lao động và các chế độ chính sách cho 25.481 lượt người. Trong đó, tư vấn việc làm là 20.179 lượt người, Giới thiệu việc làm cho 4.596 lượt người. Số người có việc làm sau khi giới thiệu là 1.240 người, đạt 51,67% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, Công tác thông tin thị trường lao động cũng được Trung tâm triển khai có hiệu quả. Công tác thu thập thông tin được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hình thức đa dạng như ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận đăng ký tuyển dụng lao động qua thông qua website, facebook, e-mail, gửi công văn đến các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để cung cấp thông tin hồ sơ lao động đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi có nhu cầu đăng ký tuyển dụng. Trong 7 tháng đầu năm Trung tâm đã tiếp nhận thông tin nhu cầu tuyển dụng của 1.416 lượt đơn vị, doanh nghiệp, đạt 50,4% kế hoạch ( kế hoạch năm là 2.350 lượt); với tổng nhu cầu tuyển gần 17.000 người. Đồng thời tổ chức thu thập, khai thác thông tin về nhu cầu tuyển dụng của 1.570 đơn vị, doanh nghiệp, đạt 54,8 % kế hoạch (kế hoạch năm 2.500 lượt); Cung cấp thông tin thị trường lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp là 8.964 lượt đơn vị,doanh nghiệp.
Giải quyết chính sách BHTN cho người lao động kịp thời
Trung tâm DVVL Đắk Lắk: Nỗ lực kết nối cung – cầu lao động góp phần tạo cơ hội việc làm cho người lao động
Về công tác Bảo hiểm thất nghiệp, trong 7 tháng đầu năm đã có 7.219 người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm. Trong tổng số 7.219 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN có trên 4.200 người là lao động làm việc ở các tỉnh khác nộp hồ sơ, số còn lại người là lao động tại địa phương. Trung tâm đã ban hành 7.041 quyết định hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp (bao gồm lũy kế số người đã tiếp nhận hồ sơ trong năm 2022 và được ban hành quyết định hưởng trong năm 2023), với số tiền chi trả 110 tỷ đồng. Mặc dù, số lượng lao động nộp hồ sơ tăng mạnh so cùng kỳ, song Trung tâm đã xây dựng phương án tiếp nhận hồ sơ và giải quyết kịp thời chế độ của người lao động, không để tình trạng người lao động phải chờ đợi và xẩy ra sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp cho người lao động.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề nhằm đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, giúp người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp; trên cơ sở đó thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn nghề và giới thiệu người lao động có nhu cầu tham gia học nghề tại các cơ sở trên địa bàn của tỉnh được kịp thời, hưởng các chế độ đầy đủ. Trong 7 tháng đầu năm Trung tâm đã cung cấp thông tin về chế độ chính sách và tư vấn học nghề đối cho trên 6.000 người (hưởng BHTN); hỗ trợ học nghề cho 123 người, với số tiền gần 600 triệu đồng. Tất cả người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHTN tại Trung tâm đều được tư vấn việc làm, tư vấn học nghề theo quy định.

Ông Lê Hải Lý chia sẻ: để có được những kết quả trên, trong 7 tháng đầu năm 2023, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác phối hợp, tuyên truyền về thông tin tuyển dụng và nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua website, facebook, zalo, mã QR,… đến người lao động, các đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tổ chức Phiên giao dịch việc làm, đặc biệt là Phiên giao dịch việc làm lưu động tổ chức tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với kết quả trên, có thể khẳng định rằng thông tin thị trường lao động đã được Trung tâm triển khai phổ biến ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh, giúp cho người lao động tiếp cận được các thông tin chính thống trong lĩnh vực lao động, việc làm, xuất khẩu lao động. Với sự biến động không ngừng của thị trường xuất khẩu lao động, Trung tâm đã nhanh chóng thích ứng và có sự điều chỉnh kịp thời để tư vấn
và hỗ trợ người lao động tốt nhất khi tham gia xuất khẩu lao động.
Ngoài ra, Trung tâm thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ người lao động hưởng chế độ BHTN trực tiếp và trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tư vấn đầy đủ các chế độ quyền lợi cho người lao động về việc làm, hỗ trợ học nghề, ….Chính vì vậy, các nội dung công việc của đơn vị cơ bản đã được thực hiện kịp thời, đạt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động ở quy mô nhỏ và các ngành sản xuất, kinh doanh chủ yếu là thương mại, dịch vụ nên các vị trí việc làm cần tuyển tập trung ở nhóm lao động chân tay, lao động có trình độ, tay nghề chưa nhiều dẫn đến mức lương và chế độ phúc lợi còn thấp. Mặt khác, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh suy giảm. tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động diễn ra thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chắp nối việc làm. Mặc dù đã liên kết với nhiều cơ sở dạy nghề để tìm kiếm ngành nghề đào tạo, tuy nhiên các ngành nghề chưa phong phú, thời gian học yêu cầu chủ yếu vào giờ hành chính nên gặp nhiều khó khăn trong công tác hỗ trợ học nghề đối với lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp, ông Lý chia sẻ.
Người lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm lưu động tại xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Chính vì vậy, để thực hiện đạt được các mục tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2023, trong những tháng cuối năm Trung tâm tiếp tục đề ra các chỉ tiêu phấn đấu như: Tư vấn việc làm và nghề nghiệp cho 14.000 lượt người lao động; Giới thiệu việc làm 4.000 lượt người; Tổ chức 25 -30 Phiên giao dịch việc và Ngày hội việc làm; Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh tổ chức các Hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động. Tiếp nhận thông tin tuyển dụng khoảng 1.200 lượt đơn vị, doanh nghiệp. Tiến hành thu thập thông tin tại đơn vị, doanh nghiệp khoảng 1.200 lượt; cung cấp thông tin thị trường lao động cho khoảng 7.500 lượt đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, thực hiện cải cách thủ tục và áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ thủ tục cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động rút ngắn thời gian giải quyết, đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho người lao động thất nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường lao động trở lại.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Trung tâm DVVL tỉnh Đắk Lắk đề ra các giải pháp như: Tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, Phòng Lao động TBXH các huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn; các đơn vị, danh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các trường Đai học, Cao đẳng... tổ chức các Ngày hội việc làm, Phiên giao dịch việc làm lưu động, hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, XKLĐ...,
Tập trung đẩy mạnh các phiên giao dịch việc làm, ngày hội tuyển dụng với các chuyên đề riêng tại các cụm thôn, buôn, xã, phường trong toàn tỉnh nhằm đưa thông tin gần nhất đến người lao động và góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lao động tại các địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các thông tin về việc làm, XKLĐ…, đặc biệt là thông qua website vieclamdaklak.net, facebook của Trung tâm. Cập nhật thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo sự tương tác diễn ra liên tục, thường xuyên giúp đa dạng hóa sự tiếp cận các nguồn thông tin đến người người lao động và doanh nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn cho lao động có nhu cầu học nghề, phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong công tác đào tạo nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để họ chuyển đổi nghề nghệp và quay trở lại thị trường lao động. Tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHTN; thực hiện giao dịch điện tử trong tham gia và giải quyết hưởng BHTN.
Hoàng Cảnh
-
Viện Khoa học ATVS-LĐ tổ chức Hội thảo khoa học về công tác ATVS-LĐ tại TP.HCM
02-10-2023 14:28 55 -
Phát động Cuộc thi Truyền thông Toàn cầu năm 2023 về di cư lao động
29-09-2023 14:04 58 -
TP.HCM: Hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
29-09-2023 09:29 13
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Sơn La: Nâng cao chất lượng hoạt động gắn với công tác quản lý bảo vệ môi trường
- Bà Trần Thị Diệu Thúy tái đắc cử chức danh Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM nhiệm kỳ 2023-2028.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác minh thông tin người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan
-
Huyện Ba Vì: Tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm lần thứ II năm 2023
23-09-2023 21:17 37 -
Khai mạc Đại hội Công đoàn TP.HCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028
23-09-2023 15:37 01 -
Trung tâm DVVL Đắk Lắk: Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giới thiệu việc làm
22-09-2023 07:46 41
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện góp phần phục vụ công tác chuyên môn
- Hà Nội: Phiên giao dịch làm chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2023 mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên và người lao động
- Người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước sẽ được miễn phạt tiền
