Xã hội
Trái ngọt từ tín dụng ngân hàng chính sách
03:44 PM 13/12/2017
(LĐXH)- Dùng vốn vay ưu đãi trồng, chăm sóc cây ăn trái và thoát nghèo - đó là cách làm hiệu quả của nhiều hộ nông dân nghèo tỉnh Vĩnh Long.
Vĩnh Long là tỉnh có lợi thế và điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển cây ăn trái vùng nhiệt đới với nhiều chủng loại phong phú, thơm ngon có tiếng như bưởi năm roi Bình Minh, quýt, chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài cát... Góp phần tạo dựng thương hiệu cho trái cây Vĩnh Long phải kể đến nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Với 13 chương trình tín dụng ưu đãi, trong thời gian qua NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã giúp gần 100.000 người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây trái. Bên cạnh  việc hỗ trợ nguồn vốn vay, NHCSXH tỉnh phối hợp với các Sở, ngành liên quan tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình tín dụng với các chương trình khác như: khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chuyển giao KHKT...
Từ kết quả khả quan của việc thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách cũng là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với chương trình tín dụng chính sách. Đồng cảm với niềm vui ấy của các hộ vay, chúng tôi theo chân họ để tìm hiểu và đánh giá về hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện đã tham gia thiết thực và hiệu quả vào các chương trình mục tiêu của tỉnh Vĩnh Long góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Sau đây là một số hình ảnh của bà con nông dân thoát nghèo nhờ vay vốn NHCSXH:

Gia đình anh Võ Văn Phương ở xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) sử dụng 30 triệu đồng

để cải tạo 3.000m2 đất vườn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao

Điểm giao dịch xã - địa chỉ quen thuộc của người nghèo,

các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Người nghèo xã Bình Phước Hòa, huyện Long Hồ (Vĩnh Long)

làm thủ tục nhận tiền vay tại Điểm giao dịch xã của NHCSXH

Từ 50 triệu đồng vay chương trình hộ mới thoát nghèo, gia đình anh Nguyễn Văn Nga

ở ấp An Phú 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ đã có điều kiện mở rộng chuồng nuôi dê để thoát nghèo bền vững

Vườn chôm chôm mỗi năm thu hàng tấn quả của gia đình chị Trần Thị Vinh

ở xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ có sự đóng góp không nhỏ từ vốn vay ưu đãi

Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền ở ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ

sử dụng 30 triệu đồng vốn vay chương trình hộ nghèo để đầu tư cải tạo vườn trồng chôm chôm.

Đến nay, nhờ chịu khó chăm sóc, ứng dụng kỹ thuật nên vườn quả nhà chị

đã cho năng suất cao, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng

Nhờ nguồn vốn 30 triệu chương trình hộ cận nghèo, gia đình ông Võ Hữu Xuân ở ấp An Phú, xã Long An, huyện Long Hồ
cải tạo đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao

Cùng với vốn của gia đình và 20 triệu đồng vay từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm, ông Phạm Thanh Hoàng ở ấp An Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ đã đầu tư, cải tạo ao nuôi ba ba và vườn cây ăn quả cho thu lãi hàng chục triệu đồng/năm

Trần Việt Linh (thực hiện)