Nghiên cứu - trao đổi
Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với thị trường lao động Việt Nam
09:51 AM 18/08/2016
(LĐXH) - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015, trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học và xã hội, cho phép Việt Nam tận hưởng được những điều kiện thuận lợi nhất để vươn mình lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có được, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt, là thị trường lao động, nền tảng cơ bản của mọi sự phát triển và tăng trưởng.
Tổng quan cộng đồng kinh tế và thị trường lao động ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 nhằm xây dựng tình đoàn kết và hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực. Cho đến nay, tổ chức này gồm có 10 thành viên bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanmar, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam hình thành nên một trung tâm kinh tế lớn và năng động trong khu vực và thế giới. Với quy mô kinh tế lớn thứ bảy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 % mỗi năm, thị trường xuất khẩu chỉ đứng sau EU, Bắc Mỹ và Trung Quốc cộng với thị trường lao động dồi dào, dân số đông, vị trí địa lý thuận lợi, ASEAN đang trở thành đầu mối kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới.
Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 mở ra nhiều cơ hội mới cho sự hợp tác và phát triển kinh tế của các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực khác nhau với 4 mục tiêu cơ bản sau:  Hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung giảm thiểu các rào cản thương mại và đầu tư được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do luân chuyển vốn và tự do di chuyển lao động có tay nghề.
Hình thành một khu vực kinh tế cạnh tranh thông qua các chính sách về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sỡ hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. Phát triển kinh tế cân bằng thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện sáng kiến hội nhập ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên. Hội nhập kinh tế toàn cầu, tăng cường quan hệ ngoại khối nhưng vẫn bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN, tích cực tham gia chuổi cung ứng toàn cầu.

Bảng 1.1: Một số chỉ số về lao động của các nước ASEAN-2013.

Quốc gia

Tổng số
 lao động
(người)

% lao động/ dân số

% số sinh viên
đại học/dân số

Lương bình quân (usd/tháng)

Năng suất lao động
(usd)

Brunei Darussalam

200,383

64

25

100,015

Cambodia

23,900,105

83

16
(2011)

121

3,989

Indonesia

122,125,092

68

32
(2012)

174

9,848

Lao PDR

3,296,672

78

18

119

5,396

Malaysia

13,040,749

59

37
(2012)

609

35,751

Myanmar

29,765,555

79

13
(2012)

2,828

Philippines

42,923,364

65

34

206

10,026

Singapore

3,066,596

68

3547

98,072

Thailand

39,873,480

72

51

357

14,754

Vietnam

53,443,678

78

25

181

5,440

Nguồn: International Labor Organization-2013 and World Bank 2015

Từ bảng thống kê 1.1 chúng ta có thể thấy rằng các quốc gia thành viên trong AEC có lợi thế về dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, lương bình quân tương đối thấp so với mặt bằng chung của thế giới và lực lượng lao động đang trong giai đoạn chín muồi. Thành phần học đại học chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số có thể dùng đề bổ sung và thay thế liên tục cho một số lao động đến tuổi về hưu giúp ổn định cung cầu lao động. Với những lợi điểm này, AEC ngày càng thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển kỹ năng cho người lao động.
Tuy nhiên, năng suất lao động nhìn chung vẫn còn rất thấp, kém xa các khu vực khác, chưa đáp ứng được kỳ vọng của yêu cầu phát triền. Vì thế, hội nhập AEC đưa các nước thành viên vào môi trường cạnh tranh mới, đặc biệt là cạnh tranh nội khối về nguồn nhân lực, nền tảng của mọi sự phát triển. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, những khó khăn và thử thách khi gia nhập AEC đang đặt ra nhiều thách thức cho người lao động nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng thu hẹp cơ hội việc làm của họ. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (2015), khi gia nhập AEC số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5 % vào năm 2025 trong những ngành sản xuất gạo, chế biến lương thực, dệt may, vận tải và xây dựng. Nhu cầu việc làm đối với lao động có tay nghề tăng 28 %, lao động kỹ thuật cao tăng 13 % và lao động có trình độ kỹ năng thấp tăng 23%.  Do đó, cần có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về ưu và nhược điểm khi gia nhập AEC tác động như thế nào đến lực lượng lao động Việt Nam nhằm xây dựng đường lối và chiến lược hội nhập phù hợp, kích thích sự tăng trưởng và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong những năm gần đây
Theo Ngân hàng phát triển châu Á (2015), số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam luôn chiếm hơn 50% tổng dân số và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 với dân số là 86,93 triệu, Việt Nam có 50,4 triệu người nằm trong độ tuổi lao động, chiếm 58 % dân số. Năm 2012, khi dân số tăng lên 88,77 triệu người lực lượng lao động tăng lên 52,3 triệu người, chiếm 59 % dân số và tốc độ tăng của số người nằm trong độ tuổi lao động trong giai đoạn 2010-2012 là 3,9 %. Trong năm 2014, lực lượng lao động của Việt Nam tăng lên 53,7 triệu người và tăng 6,6 % so với năm 2010.
Mặc dù, trong giai đoạn 2010-2014 kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trải qua những thời điểm hết sức khó khăn nhưng số việc làm vẫn được tạo ra hàng năm biểu hiện thông qua số người có việc làm tăng dần qua các năm và luôn luôn chiếm trên 98% tổng số lực lượng lao động. Ngược lại với số người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần từ năm 2010 đến 2014 và luôn nằm trong ngưỡng cho phép theo kế hoạch của Chính phủ.
Theo số liệu thống kê bảng 2.1, lực lượng lao động Việt Nam phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, trong khi các khu vực khác đóng góp nhiều hơn về mặt giá trị gia tăng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Chẳng hạn như trong năm 2014, lao động dành cho lĩnh vực nông nghiệp là 24,4 triệu người, khu vực sản xuất là 7,6 triệu người và hoạt động khai khoáng 0,2 triệu người. Tuy nhiên, một điều đáng mừng cho thị trường lao động Việt Nam theo cơ cấu ngành nghề là tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phi nông nghiệp tăng dần qua các năm trong khi số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như không thay đổi đáng kể. Số lao động trong lĩnh vực sản xuất từ 6,6 triệu người năm 2010 lên đến 7,6 triệu người năm 2014, tăng  14,4 %.

Bảng: 2.1 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động Việt Nam 2010-2014

 

2010

2011

2012

2013

2014

Dân số

 

Tổng dân số ( triệu người)

86.93

87.84

88.77

89.71

90.73

Thay đổi dân số hàng năm ( %)

1.1

1.0

1.1

1.1

1.1

Dân số thành thị ( % trên tổng số dân)

30.5

31.6

31.8

32.2

33.1

Lực lượng lao động ( triệu người)

50.4

51.4

52.3

53.2

53.7

Lao động có việc làm

49.0

50.4

51.4

52.2

52.7

     Nông nghiệp

24.3

24.4

24.4

24.4

24.4

     Sản xuất

6.6

7.0

7.1

7.3

7.6

     Khai khoáng

0.3

0.3

0.3

0.3

0.2

     Khác

17.8

18.7

19.7

20.2

20.5

Thất nghiệp

1.3

1.0

0.9

0.9

1.0

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2.7

2.0

1.8

1.7

1.9

Thay đổi lực lượng lao động hàng năm (%)

2.2

2.0

1.8

1.7

0.9

Năng suất lao động ( USD, PPP 2005)

        4,896

        5,082

      5,239

      5,440

 

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%)

77.4

77.0

76.8

77.5

77.5

     Nam

82.0

81.7

81.2

82.1

82.1

     Nữ

73.0

72.6

72.5

73.2

73.2

Nguồn: Ngân Hàng Phát Triể Châu Á-2015

  Về năng suất lao động: năng suất lao động vẫn còn thấp so với mặt bằng chung ở khu vực và thế giới nhưng có cải thiện đáng kể theo thời gian, từ mức 4.896 USD lên 5.440 USD, tăng 11,1% trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2013.
Lực lượng lao động phân theo giới tính: có sự chênh chệch giữa tỷ lệ tham gia vào thành phần lao động của nam và nữ. Tuy nhiên, mức độ chệnh lêch không quá lớn. Trong giai đoạn 2010-2014, tỷ lệ tham gia lao động của nam nhiều hơn không quá 9,1 % so với nữ. Điều này cho thấy thành phần lao động nữ ngày càng tích cực tham gia vào thị trường lao động, giảm thiểu tỷ lệ sống phụ thuộc vào nam giới, xoá bỏ dần quan niệm phụ nữ chỉ phụ trách các công việc nội trợ gia đình, chăm sóc con cái và nam giới là lao động chính chịu trách nhiệm kinh tế gia đình.
Về trình độ lao động chuyên môn: Theo chỉ số thống kê bảng 2.2 cho thấy rằng trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam vẫn còn rất yếu kém, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông. Số người trong nhóm này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 80% trong tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ này có giảm dần qua các năm, từ 85,4 % năm 2010 xuống còn 81,8 % năm 2014, giảm 3,6 % trong vòng  4 năm. Lao động qua đào tạo tay nghề và có trình độ trung cấp chuyên nghiệp có chênh lệch không quá lớn nhưng cùng chiếm tỷ lệ rất thấp so với lao động chưa qua đào tạo, trung bình thấp hơn 18 lần. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng dần theo thời gian từ năm 2010 đến 2013. Tăng nhanh nhất từ năm 2011 đến 2012 là 17,5 %  và có giảm nhẹ từ năm 2013 đến 2014, giảm 7,5 %.

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%)

 

2010

2011

2012

2013

2014

 

Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật

85,4

84,5

83,4

82,1

81,8

 

Dạy nghề

3,8

4,0

4,7

5,3

4,9

 

Trung cấp chuyên nghiệp

3,4

3,7

3,6

3,7

3,7

 

Cao đẳng

1,7

1,7

1,9

2,0

2,1

 

Đại học trở lên

5,7

6,1

6,4

6,9

7,6

 

Nguồn: TCTK, 2015

 

 

 

 

 

 

 
Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ này dao động không quá 2,1 % trong vòng 4 năm từ 2010 đến 2014. Trong khi đó, lao động có trình độ đại học trở lên xếp vị trí thứ hai về số lượng người, cao hơn tỷ lệ lao động có trình độ dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp trung bình khoảng 1,6 lần và cao hơn tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng 3,5 lần. Tuy nhiên, số trình độ lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên tăng dần theo thời gian trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng tăng trung bình 5,6 %  mỗi năm và số lao động có trình độ đại học trở lên tăng trung bình 7,5 % mỗi năm. Như vậy, mặc dù cả hai nhóm lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên tăng dần qua các năm nhưng lao động có trình độ đại học tăng nhanh hơn, trung bình tăng 2,1 % so với lao động có trình độ cao đẳng.
Cơ hội và thách thức đối lao động Việt Nam khi gia nhập AEC
Với dân số hơn 90 triệu dân và đang trong thời kỳ dân số vàng, cùng với mức chi phí lao động rẻ, chi phí lao động được xem là chỉ số biểu hiện cho năng lực cạnh tranh quốc tế. Mặc dù, kém cạnh tranh hơn so với Lào, Cambodia và Indonesia nhưng Việt Nam vẫn thu hút nhiều khoản đầu tư từ các nước khác trong khu vực do có nhiều ưu thế khác ngoài mức lương nhân công như vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định…
Tuy nhiên, trình độ lao động có chuyên môn thấp, số lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu lực lượng lao động. Trong khi đó, lao động có chuyên môn chiếm tỷ lệ rất nhỏ lại thêm kỹ năng vẫn còn nhiều hạn chế. Lao động qua đào tạo phân bổ không đồng đều, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng quá cao so với lao động dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp dẫn đến hiện tượng thừa thầy thiếu thợ. Lao động chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nơi không đòi hỏi quá cao về kỹ năng và trình độ. Năng suất lao động của Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN chỉ cao hơn Lào, Cambodia và Myanmar nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với mặt bằng trung bình trong khu vực và thế giới. Thấp hơn Singapore 18 lần, thấp hơn Malaysia 6,6 lần, thấp hơn Thái Lan 2,7 lần.
Thị trường lao động được mở rộng cho phép lao động tự do di chuyển qua lại giữa các nước thành viên để tìm việc làm tốt hơn theo quy tắc “nước tràn về chỗ trũng”. Cơ hội việc làm ở nước ngoài đối với lao động Việt Nam theo đó cũng tăng dần, mở rộng khả năng học hỏi, nâng cao tay nghề. Với lợi thế giá nhân công rẻ, chắc chắn Việt Nam sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn so với các nước khác trong khu vực. Do đó, số việc làm mới được tạo ra tăng thêm, người lao động có cơ hội tìm được việc làm cao hơn.
Hội nhập AEC cũng là cơ hội lớn cho lao động có kỹ năng, thông thạo ngoại ngữ tìm đất diễn cho chính mình. Lao động Việt Nam sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội để tiếp thu, trao dồi kỹ năng đặc biệt là ngoại ngữ, học hỏi công nghệ mới và cách quản lý mới từ nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay sức ép cạnh tranh tìm kiếm việc làm đến từ lao động trong nước và ngoài nước đang ngày càng đè nặng lên người lao động. Đặc biệt là lao động không qua đào tạo, lao động làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, lao động ở khu vực nông thôn. Với cơ chế tự do hoá di chuyển lao động, nếu không kịp thời nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, những vị trí, việc làm quan trọng sẽ do lao động nước ngoài nắm giữ, làm mất đi cơ hội thể hiện mình và nâng cao tay nghề của lao động Việt Nam.  Yêu cầu chất lượng lao động từ các doanh nghiệp ngày càng cao hơn, đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu mới.  Hiện tượng này sẽ kéo theo các vấn đề xã hội khác như chạy theo bằng cấp bằng mọi giá, các vấn đề về cơ chế giáo dục đại học, cao đẳng, đào tạo nghề.
Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam
Về phía Nhà nước, cần một chiến lược quốc gia rộng lớn mang tính chiến lược để nâng chất lượng lao động Việt Nam vươn tới trình độ chuyên môn cao, chất lượng cao. Nhà nước cần quan tâm đến hướng nghiệp, dạy nghề ngay từ khi các em đang học phổ thông, phát triển các trường cao đẳng nghề, kỹ thuật nghiệp vụ, cao đẳng cộng đồng để đào tạo kỹ sư thực hành, công nhân trình độ cao, góp phần giảm áp lực đối với giáo dục đại học, trang bị kiến thức ở trình độ lành nghề và bán lành nghề cho những học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục trung học phồ thông, không có điều kiện học cao hơn cũng như những lao động muốn chuyền đồi nghề nghiệp.
Đối với lao động nông nghiệp, những người chịu tác động mạnh nhất sau khi hội nhập AEC, các cơ quan chức năng có liên quan cần quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn nữa thông qua các chương trình như tài trợ chi phí học nghề, thuê chuyên gia tư vấn, gửi đi hội thảo, giao lưu học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm với các tổ chức cá nhân đã thành công trong cùng lĩnh vực. Đối với bản thân người lao động muốn nâng cao cơ hội việc làm họ phải chủ động học hỏi, mở rộng kiến thức, phát huy sự sáng tạo, thay đổi tư duy khoa học, trau dồi ngoại ngữ và không ngừng nổ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Xây dựng tác phong lao động chuyên nghiệp, có tính kỷ luật cao và nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
Tiến hành cải cách, đổi mới, xây dựng lại chương trình giáo dục phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ, rõ nét giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm hướng đến sự phối hợp hài hoà và có tính hệ thống giữa bên đào tạo lao động và bên sử dụng lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo.
Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường lao động, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến thị trường lao động theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các kênh chuyên dùng riêng biệt nhằm cung cấp cho người lao động có đầy đủ thông tin nhất về cung cầu lao động, sự biến động lao động trong từng ngành nghề cụ thể.  Các cơ quan chức năng cần có chiến lược duy trì và phát triển nguồn lực lao động có kỹ năng cao phù hợp với quá trình hội nhập và điều kiện phát triển kinh tế đất nước theo từng giai đoạn cụ thể. Bên cạnh trình độ chuyên môn tự có của người lao động, doanh nghiệp nên chủ động đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao theo yêu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Nguyễn Công Toại
Trường Đại học Lao động - Xã hội