Giáo dục - Nghề nghiệp
Sóc Trăng phấn đấu đến cuối năm 2050 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90%
10:19 PM 17/12/2021
(LĐXH) - Nhằm thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề góp phần nâng cao năng xuất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng định hướng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm phấn đấu đến cuối 2050 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt trên 90%.

Sóc Trăng phấn đấu đến cuối năm 2050 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90%

Theo ông Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng cho biết: Nhằm nâng cao nhận thức toàn thể nhân dân trong tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDNN gắn liền với giải quyết việc làm; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác GDNN, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người lao động, giảm  nghèo bền vững đảm bảo an sinh xã hội,… phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh đã xây dưng đề án phát triển hệ thống cơ sở GDNN trên địa bàn giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, giai đoạn 2020- 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ phấn đấu có 02 trường cao đẳng đạt chuẩn trường được lựa chọn đầu tư phát triển ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASIAN, trong đó, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng được trung ương công nhận là trường chất lượng cao vào cuối năm 2025. Duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm GDNN – Giáo dục thường xuyên (GDTX) công lập ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; phấn đấu mỗi Trung tâm ít nhất có 02 ngành, nghề đào tạo được công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ nhà giáo GDNN, cơ sở vật chất, trang thiết bị  đào tạo và tổ chức tuyển sinh ít nhất 01 lớp/ ngành, nghề theo yêu cầu của công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, lựa chọn, đầu tư phát triển từ 3 đến 4 trung tâm GDNN- Giáo dục thường xuyên công lập liên huyện. Đến cuối năm 2025 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh đạt trên 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn  bằng, chứng chỉ đạt trên 30%.

Sóc Trăng tổ chức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp được đánh giá mô hình giải quyết việc làm hiệu quả

Giai đoạn 2025- 2030, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đầu tư phát triển ngành, nghề trọng điểm tại các trường cao đẳng công lập và Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao theo Đề án của tỉnh. Đến năm 2030, mỗi trung tâm GDNN- Giáo dục thường xuyên công lập huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 5 ngành, nghề đào tạo được công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển chương trình, giáo trình, đào tạo đội ngũ nhà giáo GDNN, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và tổ chức tuyển sinh ít nhất 01 lớp/ngành, nghề theo yêu cầu của công ty, doanh nghiệp. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của 3 đến 4 trung tâm GDNN- GDTX liên huyện. Mục tiêu, đến cuối năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt trên 35%.

Giai đoạn kế tiếp, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đầu tư phát triển các ngành, nghề trọng điểm tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng và đầu tư, phát triển Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao theo đề án của tỉnh. Đến năm 2045, mỗi trung tâm GDNN- Giáo dục thường xuyên công lập huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 10 ngành, nghề đào tạo được công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển chương trình, giáo trình, đào tạo đội ngũ nhà giáo GDNN, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và tổ chức tuyển sinh ít nhất 01 lớp/ngành, nghề theo yêu cầu của công ty, doanh nghiệp. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của 3 đến 4 trung tâm GDNN- GDTX liên huyện. Trong đó, phấn đáu có ít nhất 01 trung tâm liên huyện thành 01 Trường Trung cấp đào tạo đào tạo nghề nghiệp phục vụ công tác phân luồn học sinh và nhu cầu của các doanh nghiệp. Phất đấu, đến cuối năm 2045, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 85%, tỷ lên lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%.

Sinh viên Cao đẳng nghề Sóc Trăng trong giờ học thực hành nghề công nghệ thông tin

Đến cuối năm 2050, tiếp tục duy trì , phát triển trường được lựa chọn đầu tư ngành, nghề trọng điểm, trường cao đẳng chất lượng cao và nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN- trên toàn địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2050, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên toàn địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt trên 90%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 45%.

Theo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Võ Thanh Quang, để thực hiện kế hoạch tỉnh sẽ triển khai nghiên cứu và ban hành các chính sách đặc thù, khuyến khích sự phát triển của thị trường lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cho đời sống dân sinh,.. đến trung tâm thị xã, thành phố, cụm xã và vùng sâu vùng xa để đẩy mạnh công tác GDNN, giải quyết việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Trong những năm qua tỉnh Sóc Trăng luôn tích cực tham gia nhiều Hội thi và đạt được nhiều giải thưởng cao tại các Kỳ thi tay nghề của Quốc gia do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức

Đặc biệt, tăng cường bồi dưỡng các nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên GDNN, cán bộ quản lý để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Đẩy mạnh biện phát kiểm tra, rà soát các điều  kiện đảm bảo chất lượng theo từng chương trình ngành, nghề ở tất cả các cơ sở GDNN. Đổi mới phát triển nội dung chương trình, giáo trình, học liệu GDNN theo nhu cầu của người lao động, theo yêu cầu về ngành, nghề chất lượng lao động sau đào tạo theo nhu cầu lao động của thị trường và doanh nghiệp.

Trú trọng, quan tâm đến giải pháp kiểm định và quản trị chất lượng GDNN. Công tác này được xác định là một trong những công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao của hệ thống các cơ sở GDNN theo tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng được quy định theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 8/6/2017 của Bộ LĐ-TB&XH.

Ngoài ra, UBND tỉnh  Sóc Trăng còn đưa ra các giải pháp để phát triển hệ thống các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh này đến năm 2050 như:
Giải pháp về môi trường, khoa học công nghệ; giải pháp  về liên kết, hợp tác phát triển; giải pháp về giáo dục, tuyên truyền; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về huy động, phân bổ vốn đầu tư; giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động,.. Trong đó, có giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, đào tạo các ngành, nghề nông nghiệp. Đào tạo ngành, nghề nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ tái cơ cấu ngành nghề nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

Đối với ngành, nghề đào tạo phục vụ sản xuất phi nông nghiệp cần hướng đến nâng cao chất lượng gắn với quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa b àn tỉnh và khu vực; định hướng xuất khẩu lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn,…

Trương Đăng