Văn hóa - Thể thao
Những bí ẩn đáng sợ đằng sau hệ thống tàu điện ngầm ở London
04:04 PM 21/11/2016
(LĐXH) Được xây dựng cách đây khoảng 150 năm, hệ thống tàu điện ngầm ở London được coi là hệ thống tàu điện ngầm cổ và lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết đến những bí ẩn tồn tại trong quá trình xây dựng hệ thống này.
Trận dịch hạch lịch sử năm 1665 đã quét qua London và cướp đi sinh mạng của 100.000 người, khiến người thời đó phải chôn chung những người chết trong nhiều cái hố lớn một cách vội vã để tránh làm dịch bệnh lây lan xa hơn. Không quan tài, không khâm liệm, những cái hố chôn người khổng lồ này đã trở thành những ‘’hố dịch hạch’’ nằm ngay dưới lòng đất của London.
Năm 1863, chính quyền thành phố London khởi công xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới và cũng gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc đào hàng trăm km đường ngầm chạy xuyên suốt thành phố. 1 trong những thử thách đó chính là hàng chục ‘’hố dịch hạch’’nằm rải rác khắp London do dịch bệnh trước đó 200 năm. Trên bản đồ, có thể thấy hệ thống đường ngầm của London nhiều tuyến đã bị bẻ cong thay vì chạy thẳng . Theo nghiên cứu và lý giải của các nhà khảo cổ thì những người thi công những tuyến đường ngầm này làm vậy để tránh đụng phải các ‘’hố dịch hạch’’, do họ không muốn làm phiền những người quá cố, và cũng do mũi khoan không thể xuyên qua do lớp xương người quá dày đặc.
bi-mat-dang-so-ben-duoi-he-thong-tau-dien-ngam-london
Có thể thấy nhiều tuyến đường trên bản đồ đã bị bẻ cong
Bên cạnh đó, cũng có những giả thuyết khác giải thích cho sự bẻ cong của tuyến đường ngầm ở London. Các chuyên gia nhận định rằng vào thời đó, chỉ cần khoan sâu hơn 6m thì công ty đường sắt phải mua lại toàn bộ bất động sản và tài sản nằm trên mặt đất ở trong diện bị ảnh hưởng. Cứ như vậy, đến năm 1860, công ty đường sắt đô thị Metropolitan Railway đã phá huỷ 1.000 ngôi nhà từ ga King’s Cross tới Farringdon. Trước tình hình chi phí quá đắt đỏ và lãng phí như vậy, các nhà thầu quyết định thiết kế các tuyến đường ngầm sao cho đi qua ít nhà cửa nhất có thể. Bởi vậy, có những tuyến đường ngầm bắt buộc phải xây dựng trên các ‘’hố dịch hạch’’, điển hình như tuyến Aldgate từng là ‘’hố dịch hạch’’ với khoảng 1000 người từng được chôn cất ở đây.
bi-mat-dang-so-ben-duoi-he-thong-tau-dien-ngam-london-1
Những hài cốt tìm thấy trong quá trình thi công có DNA trùng với nạn nhân của
bệnh dịch hạch năm 1665. Ảnh: Crossrail Ltd.
Ngày nay, theo đà phát triển của đô thị, các dự án tàu điện ngầm và cao tốc cần đi qua hàng trăm nghĩa địa tập thể ở London, nhưng không hoàn toàn là “hố dịch hạch” như nhiều người nghĩ. Nó có thể đến từ những thảm họa khác như dịch tả hay bệnh đậu mùa. Vì thế, trong quá trình thi công, nếu gặp những bộ hài cốt, họ sẽ được chuyển tới nơi an nghỉ mới. Bên cạnh đó, hệ thống tàu điện ngầm London cũng tồn tại nhiều sự thật thú vị và thu hút được sự quan tâm của du khách khi đến với thành phố cổ kính này.

Theo Vnexpress.net