Xã hội
Người thầy cưu mang những mảnh đời khuyết tật
04:38 PM 29/09/2020
(LĐXH) – Sinh năm 1965 tại vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Bình đầy nắng và gió, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng (PHCN) và trợ giúp trẻ khuyết tật tỉnh từng học chuyên ngành Đa khoa tại Đại học Y dược Huế. Sau đó, tiếp tục học Bác sĩ chuyên khoa Y học dân tộc.
Sau khi tốt nghiệp Chuyên khoa I tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhân thấy ngành phục hồi chức năng là bộ môn chữa bệnh không cần dùng thuốc nhưng rất hiệu quả, ông tiếp tục học tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành phục hồi chức năng. Với ông, quyết tâm chọn nghề như một cơ duyên mang ông đến với những mảnh đời yếu thế như là một định mệnh.
Với mong muốn nâng cao kiến thức để giúp trẻ em khuyết tật nhanh chóng hồi phục trí và lực để trở về với gia đình, ông Thắng đã cố gắng, cứ quyết tâm thực hiện mơ ước của đời mình. Nhiều người nói theo nghề này vất vả, nhưng với ông, nếu không có một bản lĩnh kiên cường với trái tim nhiệt huyết thì không thể hoàn thành việc chăm lo cho trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật như thế.
Yêu nghề bằng cả trái tim
Sau gần 5 năm hỗ trợ trẻ khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật Huế, thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CK II Nguyễn Xuân Thắng được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ Phó Giám đốc Trung tâm tháng 12/1996, ông về nhận nhiệm vụ tại Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật (nay là Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật) tại Thành phố Hồ Chí Minh với muôn vàn khó khăn trước mắt.
Trao đổi với phóng viên, ông Thắng cho biết: “Ấn tượng đầu tiên của tôi khi bước vào Trung tâm là rất nhiều trẻ mồ côi, suy dinh dưỡng trẻ khuyết tật, những hình ảnh đã ám ảnh lấy tâm trí ông trong những tháng ngày lầm việc tại đây. Khi ấy, tự nhiên trong ý thức của mình là tôi tự hứa sẽ phục vụ ở đây. Tôi muốn làm một điều gì nhỏ bé gì đó cho những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…”
Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Trung tâm trao tặng kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ tại chương trình “chắp cánh ước mơ” nhân ngày NKT Việt Nam
Ý thức được việc chăm sóc trẻ khuyết tật khá đặc thù và khó khăn, người thầy thuốc tâm huyết vẫn hàng ngày nhẫn nại theo từng động tác, tập đi tập lại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần cho trẻ, lâu dần, với sự ân cần, tỉ mỉ, trẻ khuyết tật tại trung tâm cũng đã thích nghi với các hoạt động điều trị.
Gần 25 năm về công tác tại Trung tâm, hàng ngàn trẻ em đã được bác sĩ Thắng và đội ngũ, bồng bế, dìu dắt để trở về với gia đình. Mỗi sự chăm sóc là một trách nhiệm của một người bác sĩ, một người thầy dành cho các trẻ tại Trung tâm. Cá nhân tôi luôn có một động lực thôi thúc là phải làm tròn trách nhiệm với trẻ nên tôi luôn phục vụ bằng chính trái tim mình. Niềm vui của tôi là mỗi ngày thấy trẻ được điều trị, được trở về với gia đình, hoà nhập cuộc sống. Trung tâm luôn là nơi để các phụ huynh yên tâm gửi gắm con em vào điều trị.
Trong 5 năm qua Trung tâm đã điều trị phục hồi chức năng cho 1.189 lượt trẻ, vượt kế hoạch 118,9% so với chỉ tiêu đề ra là 1.000 trẻ. Tỷ lệ phục hồi chức chức năng, suy dinh dưỡng bình quân 68% (chỉ tiêu 50%), tỷ lệ trẻ tăng cân bình quân đạt 80% (chỉ tiêu 80%); số lượt tập vật lý trị liệu là 60.226 lượt trẻ thực hiện các bài tập hô hấp, vận động và các bài tập trị liệu vận động khác theo chương trình giáo án. Số trẻ tham gia hoạt động trị liệu là 521 trẻ, dạy trẻ các kỹ năng xã hội, các hoạt động tập trung hỗ trợ trẻ phát triển vận động tinh thần, vận động thô, các chức năng sinh hoạt hằng ngày. Khoảng 3.930 lượt trẻ được can thiệp mỗi năm. Tham vấn, tư vấn cho 1.500 trường hợp, vượt kế hoạch 125%...
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thắng tại cuộc thi "Tìm hiểu về dịch Covid - 19 và các biện pháp phòng chống Covid - 19" do đơn vị tổ chức
Với phương tâm niệm “Phải giúp đỡ được nhiều trẻ hơn”, bác sĩ Thắng luôn cố gắng hết sức để nâng cấp, mở rộng trung tâm. Với ông, nỗi trăn trở làm sao để Trung tâm có thể trở thành nơi ăn, chốn ở, nơi làm việc, nơi vui chơi, nơi lao động sản xuất và làm ra sản phẩm để các em tự nuôi sống bản thân. Nghĩ là làm, ông đưa ngày ý tưởng đó với các đồng chí đảng viên trong Chi bộ và được Chi bộ đồng ý. Từ năm 2018, cơ sở dạy nghề cho trẻ được hình thành và đi vào hoạt động tiền thân của Khoa Đào tạo - Hướng nghiệp dạy nghề hiện nay. Đến nay, Trung tâm đã tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ ngay tại Trung tâm. Nhiều trẻ đã có thể tự vẽ, tự làm cây nghệ thuật, tự chơi đàn…
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Với lòng kiên định và  phương châm sống của mình, đối với ông, trong 25 năm qua, ngoài cái tâm, lòng nhân hậu thì phải có trình độ chuyên môn cao. Để chăm sóc tốt cho các em hơn thì đội ngũ cán bộ phải đa lĩnh vực. Đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng, vật lý trị liệu, giáo viên tâm lý phải có kỹ năng chuyên sâu. Khi kết hợp những vấn đề trên trong điều trị thì các em mới nhanh có cơ hội hoà nhập và phát triển kỹ năng sống. Do đó, ông thường chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ tại Trung tâm. Ngoài ra, bản thân ông cũng thường xuyên đi học các lớp nâng cao kiến thức để về truyền đạt cho cán bộ với mong muốn đội ngũ cán bộ luôn phải đáp ứng mọi yêu cầu trong việc chăm sóc trẻ em tự kỷ, khuyết tật.
Ngoài công tác quản lý, điều hành, bác sĩ Nguyễn Xuân Thắng còn có những đóng góp cho nền y học nước nhà, đó là 2 đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng rộng rãi và phạm vi ảnh hưởng thực tế rất lớn. Đề tài : “Đánh giá sự cải thiện kỹ năng phát triển của trẻ tự kỷ sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu” được thực hiện vào năm 2012 đã được nghiệm thu và triển khai trong toàn quốc, phù hợp với các trung tâm, các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tự kỷ giúp đội ngũ chuyên môn chuẩn đoán xác định để đánh giá mức độ nặng nhẹ trẻ tự kỷ. Đề tài “Đánh giá phương pháp điều trị, phương pháp can thiệp nhóm đa chức năng cho trẻ có rối loạn tự kỷ” được thực hiên vào năm 2014 được nghiệm thu và được Hội đồng khoa học của Bộ đánh giá có tính khả thi cao.
Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TP. HCM tổ chức Chườn trình "Chắp cánh ước mơ" cho trẻ khuyết tật
Bên cạnh công tác phát triển chuyên môn và quy hoạch cán bộ, người bác sĩ  tận tuy còn hết mình vì đồng nghiệp và cộng sự xung quanh, ông luôn chú trọng vào việc xây dựng các tổ chức đoàn thể, tham mưu với Đảng bộ đơn vị lãnh đạo các Chi bộ đảng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ, viên chức thông qua tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên. Hằng năm, yêu cầu các tổ chức đoàn thể đưa vấn đề thi đua vào nghị quyết phấn đấu. Trong công tác thi đua đều kiên quyết, muốn đạt các danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên nhất thiết phải có báo cáo khoa học. Với vai trò là Bí thư Chi bộ, ông đề nghị Chi bộ đưa vào nghị quyết tiêu chí phải có nghiên cứu khoa học hằng năm để phân loại đảng viên. Cán bộ, viên chức được học tập Luật Thi đua, khen thưởng và tự nguyên đăng ký, phấn đấu các tiêu chuẩn thi đua hằng năm. Từ 2014 đến nay Trung tâm luôn được  công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, 6 năm liên tục (2014 - 2019) được tặng Cờ Thi đua của Bộ, năm 2019 được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2016.
Có thể nói, dù ở cương vị Bác sỹ điều trị, Phụ trách khoa, Phó Giám đốc hay Giám đốc Trung tâm, với trách nhiệm là người đứng đầu, bác sĩ Thắng vẫn tích cực tham gia các báo cáo khoa học và liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, từ năm 2008 đến nay tôi luôn được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm 2012 được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2017 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”. Những kết quả đạt được không những là vinh dự lớn của cá nhân ông mà còn là sự ghi nhận, tôn vinh của các đồng nghiệp và các bệnh nhân khuyết tật của đơn vị.
Theo bác sĩ Nguyên Xuân Thắng để đạt được những thành quả trên bản thân ông quan niệm, phải đưa được ý nghĩ đó vào mọi hành động của mình trong công tác, trong đời sống xã hội. Mọi hành động và công việc của mình luôn luôn phải được tập thể và xã hội thừa nhận. Có lý tưởng phấn đấu, xác định bản thân mình sau khi kết thúc đời công tác mình sẽ làm được gì và mình sẽ là ai? Đồng thời, tin tưởng vào đồng nghiệp, cầu thị học hỏi đồng nghiệp kể cả những bác sỹ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu y tá, điều dưỡng bảo mẫu có kinh nghiệm hay người mới vào nghề. Không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để trau dồi đạo đức và tác phong, phong cách, cách giải quyết công việc sao cho vừa hợp tình vừa hợp lý, đúng pháp luật, hài hòa lợi ích của mọi người.
Đặc biệt, ông luôn biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết nhìn xa, trông rộng, tin tưởng vào đội ngũ cán bộ giúp việc; dựa vào sức mạnh tập thể, của đồng nghiệp, biết tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên bởi theo ông, mọi thành công đều do tập thể./.
Hà Giang