Nghiên cứu - trao đổi
Mục tiêu chính sách lương hưu xã hội đến năm 2025
05:41 PM 31/05/2016
(LĐXH) - Các nghiên cứu gần đây về người cao tuổi (NCT), đặc biệt làrntrong Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật Người cao tuổi cho thấy, bức tranhrntổng quát về NCT Việt Nam qua các thông số sau đây: Số lượng NCT đạt ngưỡng 9,5rntriệu vào năm 2014 chiếm khoảng 10,4% dân số, dự báo dân số này sẽ tăng nhanhrntrong 3 thập kỷ tới, đạt khoảng 18% tổng dân số vào năm 2030 và 30% vào nămrn2050.

Già hóa dân số sẽ đặt ra những thách thức lớn về (i) bảo đảm mức sống tối thiểu khi mà nguồn thu nhập giảm hoặc mất nguồn thu nhập do tuổi già, (ii) bảo đảm về y tế, chăm sóc sức khỏe vì càng già sức khỏe càng yếu và nhiều bệnh tật, (iii) nhu cầu cần người chăm sóc khi mà NCT không còn khả năng tự chăm sóc.

Bên cạnh đó, Điều tra quốc gia về người cao tuổi (VNAS-2011) cũng cho thấy, tuổi thọ trung bình của NCT hiện là 73,5 tuổi (nữ giới là 75,9 tuổi, nam giới là 70,6 tuổi); Tỷ số hỗ trợ NCT là 10,7 năm 2013 và ước tính còn 5,4 vào năm 2030 và 2,7 vào năm 2050. Về mức sống, khoảng 1/3 dân số là NCT có mức sống dưới mức tối thiểu, trong đó khoảng 20% thuộc diện nghèo và hoàn cảnh khó khăn. Về sức khỏe và nhu cầu chăm sóc, có đến 70% NCT có ít nhất 2 bệnh, trung bình mỗi NCT có 2,7 bệnh; 13,7% NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và có nhu cầu hỗ trợ trong sinh hoạt, trong đó 7,58% phụ thuộc một phần vào gia đình, vợ/chồng hoặc cháu, 6,1% phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, người thân. Khoảng 30% NCT chưa có thẻ BHYT, mặt khác, chính sách BHYT chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc của NCT, nhất là khám sức khỏe định kỳ và chăm sóc dài hạn. Trong sắp xếp cuộc sống, khoảng 30% NCT sống một mình, hoặc sống cùng vợ/chồng cùng là NCT hoặc chỉ sống với cháu. Trên 40% NCT vẫn tham gia hoạt động kinh tế, chủ yếu là tự sản xuất kinh doanh hoặc làm việc nhà không được trả lương, trong đó nữ giới là 36% và nam giới là 47%; thời gian làm việc đối với nam là 36,2 tiếng một tuần, nữ là 33,6 tiếng một tuần; nhóm 65 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 28,7%, trong đó nam là 33,7%, nữ là 25%.

Cũng theo VNAS 2011, tỷ lệ NCT không nhận được hỗ trợ về thu nhập rất đáng lo ngại. Cụ thể, có tới 70% dân số trong độ tuổi 60-79 không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ thu nhập nào từ các chương trình của Chính phủ, trong khi đó tỷ lệ chung là 57%. Có tới 52,2% NCT chưa tiếp cận được chính sách an sinh xã hội, cũng có nghĩa là họ phải làm việc để kiếm sống, nhưng số liệu về tham gia hoạt động kinh tế cho thấy chỉ có trên 40% NCT tham gia làm việc tạo thu nhập và làm việc nhà, song thu nhập không đủ nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống; như vậy còn một bộ phận NCT phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và người thân (khoảng 14%). 

Hiện có gần 1,6 triệu NCT đang được hưởng lương hưu xã hội 

Việt Nam đạt mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.080 USD vào năm 2015, thu ngân sách đạt 1.075 ngàn tỷ đồng; trong khi đó vẫn có tới 54% NCT chưa tiếp cận được với chính sách lương hưu đóng góp, lương hưu xã hội, trợ cấp người có công và trên 40% NCT phải tham gia hoạt động kinh tế vì sinh kế (28,7% ở độ tuổi từ 65 trở lên). Thực tế này đặt ra yêu cầu phải có chính sách lương hưu xã hội phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo đảm quyền an sinh của NCT.

Tính đến thời điểm năm 2014, có khoảng 1,586 triệu NCT được hưởng chính sách trợ cấp xã hội (lương hưu xã hội), trong đó có 97.000 ở độ tuổi 60-79; nhóm từ 80 tuổi trở lên là trên 1,48 triệu; khoảng 2 triệu người trong số 2,1 triệu người hưởng BHXH là NCT, khoảng 1 triệu người trong số 1,4 triệu người hưởng chính sách trợ cấp người có công là NCT, như vậy tổng cộng có tới 4,586 triệu NCT trong số 9,5 triệu người được hưởng chính sách an sinh xã hội, độ bao phủ đạt 48,27%. Đối với NCT hưởng lương hưu đóng góp cũng chỉ chiếm 21% tổng số NCT, trong đó chỉ có 8% nữ giới trên và 12% nam giới. Đối với người hưởng chính sách trợ cấp người có công thì đa phần là nam giới vì phụ nữ trực tiếp tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc những năm trước đây ít hơn nam giới, nhiệm vụ chính của họ là ở hậu phương; ngoại trừ chính sách đối với Mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng số lượng không lớn.  

Chưa có số liệu đầy đủ để xác định độ bao phủ theo từng nhóm tuổi, giới tính, dân tộc cho tất cả NCT được hưởng lương hưu đóng góp, lương hưu xã hội và trợ cấp người có công, nhưng từng chính sách cụ thể cũng đã có số liệu minh chứng. Đối với lương hưu xã hội cho nhóm NCT 80+ độ bao phủ chung đã đạt mức 78,6% (VNAS, 2011), tuy nhiên việc thực hiện không đồng đều giữa các vùng miền, trong khi Tây Nguyên đạt 91,8% thì miền núi phía Bắc chỉ đạt 47,9%, độ bao phủ theo giới tính gần như nhau, độ bao phủ theo dân tộc có sự chệnh lệch một chút (5,6%), người Kinh cao hơn dân tộc thiểu số (79,3% và 73,7%). Đối với nhóm 60-79 tuổi, số được hưởng lương hưu xã hội là quá thấp, khoảng 207.000 vào năm 2014 vì các điều kiện thụ hưởng chính sách rất rất ngặt nghèo. Các nghiên cứu trong năm 2015 của Viện khoa học Lao động – Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp cùng nhóm chuyên gia quốc tế (Stephan Kidd) cho thấy mức trợ cấp xã hội hay lương hưu xã hội cơ bản rất thấp (xem Biểu đồ)

 

Biểu đồ: Mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng, chuẩn nghèo nông thôn và mức sống tối thiểu (giai đoạn 2008-2014)

 

 

 

Nếu lấy mức trợ cấp cơ bản năm 2015 là 270.000 đồng một tháng, tổng mức trợ cấp bằng 7,35% GDP bình quân đầu người một năm, bằng 67,5% chuẩn nghèo nông thôn, bằng 54% chuẩn nghèo thành thị; nếu so với mức sống tối thiểu năm 2015 khoảng 946.000 đồng thì chỉ bằng 28,5%. Mức chuẩn trợ cấp xã hội chậm thay đổi, không theo kịp tình hình thay đổi của chỉ số giá cả CPI dẫn đến thu nhập thực tế từ trợ cấp xã hội hay lương hưu xã hội giảm, mức giảm ngang bằng mức tăng của chỉ số CPI cộng dồn, ước tính mỗi CPI tăng 5-6%, trong vòng 5 năm giá trị thực của trợ cấp xã hội hay lương hưu xã hội đã giảm xuống 25-30%.

Trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay còn có hình thức tham gia bảo hiểm nhân thọ tư nhân phát triển song hành với bảo hiểm xã hội, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ tư nhân chủ yếu là nhóm người thuộc tầng lớp khá giá và trung lưu. Như vậy, để bảo đảm cuộc sống khi về già không còn khả năng lao động, nguồn thu nhập giảm hoặc không còn nguồn thu nhập, người cao tuổi có thể dựa vào nguồn thu nhập từ lương hưu Nhà nước (tham gia BHXH) lương hưu tư nhân (bảo hiểm nhân thọ) và lương hưu xã hội (trợ cấp xã hội từ Nhà nước). Trong bối cảnh ở Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ tư nhân chưa phát triển mạnh thì lương hưu Nhà nước và lương hưu xã hội đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo đảm đời sống của NCT, đặc biệt là nhóm từ 70 tuổi trở lên. Việc xây dựng hệ thống hưu trí toàn diện đa tầng bao gồm hưu trí Nhà nước, hưu trí tư nhân và hưu trí xã hội và xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế và chăm sóc xã hội hiệu quả là chiến lược quan trọng để ứng phó với tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam trong tương lai.

Trước thực tế này, việc đổi mới chính sách lương hưu xã hội phải nằm trong tổng thể đổi mới chính sách trợ giúp xã hội nói riêng và chính sách an sinh xã hội nói chung, trong đó đặc biệt là chính sách hưu trí. Hơn nữa, chính sách lương hưu xã hội về lâu dài phải bao phủ toàn bộ NCT, nhưng trước mắt ưu tiên nhóm NCT không có nguồn thu nhập, không còn khả năng tạo thu nhập, thu nhập thấp. Đồng thời, mức lương hưu xã hội phải cơ bản đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu để duy trì cuộc sống của NCT, đặc biệt là nhóm NCT nghèo, thu nhập thấp.

Dựa trên quan điểm này cùng với các “kịch bản” lương hưu xã hội phù hợp, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ mở rộng diện bao phủ lương hưu xã hội cho NCT từ 75-79 là người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo; hòa nhập và nâng mức lương hưu cho người cao tuổi cô đơn không có nguồn thu nhập, không nơi nương tựa ở tất cả độ tuổi thành một mức bằng NCT cô đơn từ 80 trở lên; hình thành chính sách riêng cho người nhận chăm sóc NCT cô đơn. Cụ thể, theo lộ trình thực hiện, các chỉ tiêu phấn đấu đạt được theo lộ trình đề ra, bao gồm:

* Mục tiêu đến năm 2020

- Mức trợ cấp cho nhóm 80+ và 75-79 tuổi tối thiểu là 270.000 đồng/tháng,  một năm là 3.24 triệu đồng, bằng 7,36% GDP bình quân đầu người.

- Mức trợ cấp cho NCT cô đơn ở tất cả các độ tuổi là 540.000 đồng/tháng, một năm 6.48 triệu đồng, bằng 14,72% GDP bình quân đầu người.

- Độ bao phủ của lương hưu xã hội ước đạt 18,47% dân số là NCT(1,847 triệu). Độ bao phủ chung đối với NCT có lương hưu, lương hưu xã hội, trợ cấp ưu đãi khoảng 49,1% (khoảng 5,14/11 triệu, trong đó, hưu trí 2,3 triệu; lương hưu xã hội 1,84 triệu, ưu đãi xã hội khoảng 1 triệu).

   * Mục tiêu đến năm 2025

Tiếp tục duy trì chính sách lương hưu xã hội cho NCT như giai đoạn 2021-2025 và mở rộng độ bao phủ chính sách lương hưu xã hội cho nhóm NCT từ 75-79 không có nguồn thu nhập trên phạm vi toàn quốc; Tích hợp chính sách trợ cấp mai táng phí vào chính sách lương hưu xã hội để tạo cho NCT tính chủ động trong việc ứng phó với rủi ro của tuổi già. Hình thành chính sách lương hưu xã hội bổ sung cho người hưởng lương hưu đóng góp ở mức thấp hơn mức sống tối thiểu.

- Độ bao phủ của lương hưu xã hội ước đạt 19,52% so với dân số là NCT(2,734 triệu); Độ bao phủ chung bao gồm cả hưu trí Nhà nước, hưu trí xã hội, trợ cấp người có công  khoảng 48,1% (hưu trí Nhà nước 3 triệu, trợ cấp NCC 1 triệu, lương hưu xã hội 2,734 triệu).

- Mức lương hưu NCT 75+ khoảng 7,5% GDP/người

- Mức lương hưu NCT cô đơn ở tất cả các độ tuổi 16,8% GDP/người.

                                                                    TS. Nguyễn Hải Hữu