Thời sự
Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra: “Thanh tra là tai, là mắt của trên, là bạn của dưới”
08:43 PM 16/11/2020
(LĐXH) - Sáng ngày 16/11/2020, tại Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành thanh tra (23/11/1945-23/11/2020) với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Văn Thanh; đại diện Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Bộ LĐ-TBXH. Ngoài ra còn có đại diện các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, cùng các thế hệ cán bộ, công chức Thanh tra Bộ qua các thời kỳ, các thanh tra viên, cán bộ thanh tra và người lao động đang công tác tại Thanh tra Bộ, công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chánh Thanh tra Bộ Nguyễn Tiến Tùng cho biết, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 64 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt với nhiệm vụ thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn, thư khiếu nại và phản ánh của các tầng lớp nhân dân từ khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ đó, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
Từ năm 2015, hàng năm, được sự đồng ý của Bộ trưởng và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Thanh tra Bộ cùng Thanh tra các Sở đã triển khai phương pháp thanh tra theo Chiến dịch trong những lĩnh vực khác nhau, đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và yêu cầu về đảm bảo tuân thủ pháp luật tại các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành, ngay lập tức mang lại hiệu quả tích cực, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như thúc đẩy an sinh xã hội.
IMG-8374.JPG
Chánh Thanh tra Bộ Nguyễn Tiến Tùng đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ
Kết quả, trong 05 năm gần đây, toàn ngành LĐTBXH đã thực hiện 36.031 cuộc thanh tra, ban hành 211.781 kiến nghị yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện, 5.896 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 172 tỷ đồng, yêu cầu thu hồi, nộp ngân sách nhà nước 492,8 tỷ đồng; tiếp 66.916 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý 79.560 đơn thư, thời gian xử lý đơn thư giảm từ 10 ngày xuống còn 05 ngày; giải quyết 2.824 vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, Thanh tra Bộ đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng, không thể thiếu trong quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội. Qua nhiều lần tách, nhập, thay đổi, với sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng nhau, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và từng cán bộ, thanh tra viên Thanh tra Bộ luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, hoạt động ngày càng đi vào nề nếp và thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh, xử lý vi phạm, phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của các thế hệ công chức, người lao động, tập thể Thanh tra Bộ đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (6 lần), Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua (2 lần), Huân chương Lao động hạng Ba (hai lần, vào năm 1980 và năm 2003), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2009) và Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2015). Về cá nhân, có 14 lượt cán bộ, công chức được tặng thưởng Huân chương Lao động các loại, 14 lượt cán bộ, công chức được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Sau khi lắng nghe diễn văn khai mạc của đồng chí Chánh Thanh tra Bộ Nguyễn Tiến Tùng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: chặng đường 75 năm của Thanh tra ngành LĐ-TBXH đã trải qua 12 đợt chia tách - sát nhập nhưng đều thực hiện đúng phương châm Đảng, Nhà nước giao cho ngành, đó là thực hiện lời dạy của Bác: Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới. Bộ trưởng cũng nhận xét Thanh tra ngành đã có nhiều tiến bộ và trưởng thành vượt bậc, từ khi mới thành lập cho tới nay, tương đối hoàn thiện và đồng bộ bộ máy, đóng góp cho ngành LĐ-TBXH trong việc thực thi nhiệm vụ đa dạng, phong phú và phức tạp hiện nay.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đánh giá cao kết quả Thanh tra Bộ đã đạt được trong chặng đường 75 năm phát triển
Bộ trưởng nhận định, “Chúng ta đã đi những bước rất dài trong việc đóng góp cho Ngành để thực thi nhiệm vụ. Với lĩnh vực rất đa dạng, phong phú và rất phức tạp. chúng ta chăm lo cho người dân từ những em bé còn trong bụng mẹ cho đến người nằm trong lòng đất. Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng chính sách cho nhưng con người ấy. Rất khó có thể tìm được sự hài lòng cho tất cả mọi người, để xây dựng các chính sách hợp lòng dân. Những lĩnh vực của chúng ta đa phần là các lĩnh vực gắn liền với người yếu thế, những người khó khăn, người thiệt thòi, những lĩnh vực đi liền với phát triển kinh tế và xã hội…”. Rất khó có thể tìm đc sự hài lòng và hợp lòng tất cả ng dân trong việc xây dựng chính sách, tuy nhiên Thanh tra ngành luôn giữ đc truyền thống tiên phong, đoàn kết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đề ra.
Trong giai đoạn đổi mới, ngành đã có giai đoạn lột xác, từ quá trình xây dựng thể chế, làm thay đổi căn bản hệ thống pháp luật, hướng thị trường lao động hiện đại và lành mạnh, tham mưu cho Trung ương lần đầu sửa bộ luật lao động với những nội hàm hoàn toàn mới, giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng từ lâu. Trong đó có thể kể tới vấn đề đổi mới cơ chế chính sách tiền lương, xác định tiền lương trả cho sức lao động theo NQ 27,28, vấn đề tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo hiểm xã hội, giải quyết lương hưu, chính sách người có công,... Từ đó tạo tiền đề căn bản để ngành phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
                                                                                                                                                                                                  Các đại biểu tham dự buổi Lễ
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khen ngợi Thanh tra Bộ đã rất tích cực, chủ động, hiệu quả trong việc cùng Bộ giải quyết rất nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài, góp 1 tiếng nói quan trọng, tạo niềm tin cho lãnh đạo, tham mưu cho Bộ trg. Thời gian qua, Thanh tra Bộ đã góp phần ngăn chặn nhiều tiêu cực trong chính sách người có công, giảm nghèo bền vững, dự báo ngăn chặn tham nhũng, lãng phí trong nội bộ ngành. Đó là nhờ đội ngũ cán bộ, công chức và nhân viên Thanh tra Bộ luôn hoạt động có kỉ cương, kỉ luật, được rèn luyện qua thực tế, có chính kiến, biết can gián, giúp lãnh đạo hình dung những khó khăn trước  mắt khi đưa ra quyết định. Các thế hệ thanh tra trong cả chặng đường 75 năm qua có bước tiến bộ, trưởng thành rõ rệt, hoàn toàn xứng đáng các phần thưởng mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng.
Chúc mừng các kết quả đạt được của Thanh tra trong chặng đường qua, thời gian tới, Bộ trưởng mong muốn Thanh tra Bộ thực hiện tốt hai điều:
Thứ nhất, cố gắng thực hiện được điều Bác Hồ dạy: Làm tai làm mắt của trên, làm bạn của dưới. Làm tai, làm mắt của trên - Tai phải thính, mắt phải nhìn xa, nhìn rộng vào những vấn đề cần tham mưu, chỗ nào cần mở đường cho công việc ngành đi lên. Trong thời gian tới Thanh tra Bộ cần tham mưu lãnh đạo trong vấn đề xây dựng thị trường lao động lành mạnh, hiện đại.
Làm bạn của dưới - Trong dân còn rất nhiều vấn đề ấm ức, thanh tra phải lăn lộn, gắn bó mật thiết với dân, được dân tin tưởng, gửi gắm vấn đề cho thanh tra để xử lí 1 cách hợp lí.
Thứ 2, Bộ trưởng đồng ý với kế hoạch 10 năm của Thanh tra Bộ, nhưng cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, rà soát 320000 hồ sơ chất độc hoá học còn tồn đọng, hoàn tất trong năm 2021.
Hai là, giải quyết triệt để tình trạng 270000 doanh nghiệp trốn không đóng BHXH cho người lao động, nợ đóng, trục lợi hưu trí tử tuất, BHTN,...
Ba là vấn đề thanh tra trong lĩnh vực trẻ em. Tình trạng bạo hành và quấy rối trẻ em trong năm 2019 có xu hướng ngày càng tăng cao, trong đó nguy cơ cao nhất lại tới từ những nơi gần gũi nhất với các em. Có tới 52 - 54% trường hợp trẻ em bị quấy rối tới từ người thân trong gia đình hoặc trường học. Cần tập trung thanh tra, kiểm tra sát sao lĩnh vực này nhằm giảm nhức nhối trong xã hội, đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Phó vụ trưởng Vụ 3 Thanh tra chính phủ Phan Thăng Long phát biểu tại buổi Lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó vụ trưởng Vụ 3 Thanh tra chính phủ Phan Thăng Long cho biết, chưa bao giờ đội ngũ thanh tra lại hoàn thiện và tải được chức năng, nhiệm vụ phức tạp như hiện tại. Để có đc kết quả tổ chức hoạt động như vậy, trong 75 năm qua, biết bao thế hệ công chức, cán bộ đã đóng góp công sức, trí tuệ trong công tác thanh tra, trân trọng các thế hệ đi trc.
Nhiệm vụ ngành Thanh tra nói chung và ngành lao động nói riêng ngày càng khó khăn, đòi hỏi cán bộ phải trau dồi kĩ năng, bản lãnh và đạo đức nhiều hơn nữa. Các lĩnh vực ngành LĐ-TBXH đều rất nhạy cảm, có ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội - BHXH, GDNN, trẻ em, người có công.... Cho nên hoạt động của đội ngũ cán bộ ngày càng nặng nề và nhiều trọng trách, nếu không bổ túc kiến thức kịp thời sẽ ảnh hưởngg rất nhiều tới sự nhìn nhận, xử lí vấn đề của ngành. Trong tgian tới, Thanh tra Chính phủ vẫn tiếp tục đồng hành vs Thanh tra Bộ, tránh thanh tra trùng lặp, chồng chéo trong hệ thông Thanh tra Nhà nước. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công chức ngành thanh tra có nền tảng, niềm tin, động lực hoàn nhiệm vụ trong thời gian tới.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2015-2020
IMG-8762.JPG
Chánh Thanh tra Bộ Nguyễn Tiến Tùng trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2015-2020
Ghi nhận những thành tích đạt được, Thanh tra Bộ LĐ-TBXH đã vinh dự nhận được Bằng khen Tổng thanh tra Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua ngành Thanh tra giai đoạn 2015-2020.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đã trao, tặng Bằng khen cho 22 tập thể và 31 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra lao động người có công và xã hội giai đoạn 2015-2020.
Minh Ngọc