Xã hội
Kết quả tích cực trong công tác bình đẳng giới ở Kontum
01:47 PM 29/06/2020
Theo đánh giá chung, tỉnh Kon Tum đã đạt được cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới, nhiều chỉ tiêu đã về đích trước thời gian theo kế hoạch đề ra.

Năm 2019, mặc dù tỉnh Kon Tum không ban hành văn bản qui phạm pháp luật nào về công tác bình đẳng giới (BĐG), tuy nhiên, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (BĐG&VSTBCPN); Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ (Ban VSTBCPN) tỉnh đã ban hành 08 văn bản chỉ đạo thực hiện về công tác BĐG năm 2019; Sở LĐ-TB&XH (Cơ quan thường trực Ban VSTBCPN) đã hướng dẫn thực hiện các nội dung về triển khai thực hiện công tác BĐG năm 2019 và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

 

Theo đánh giá chung, công tác cán bộ nữ đã được đưa vào Nghị quyết và chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; công tác quy hoạch cán bộ nữ các cấp của tỉnh có bước chuyển biến cả về chất lượng, số lượng, cán bộ dân tộc, cán bộ trẻ và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị…

Việc thực hiện các bước sau quy hoạch đã triển khai tương đối đồng bộ, kịp thời và đúng theo quy định. Nhận thức của các cấp ủy có sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý.

Các cơ quan, đơn vị đã quan tâm, đưa các nội dung BĐG vào chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền bình đẳng với nam giới trên các lĩnh vực công tác.

Đồng bào DTTS tại Kon Tum được phổ biến kiến thức về bình đẳng giới. Ảnh: Vietnamnet

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về BĐG, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về BĐG đã được nâng lên rõ rệt. Đa số nữ cán bộ, công chức, viên chức và phụ nữ trong các gia đình (đặc biệt là các gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…) đã ý thức được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết đấu tranh chống lại những quan niệm lạc hậu, coi thường, khắt khe trong cách nhìn nhận, đánh giá, sử dụng, đề bạt đối với phụ nữ.

Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện công tác phụ nữ đã tạo sự chú ý, góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về công tác phụ nữ nói chung, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng đã từng bước chuyển biến tích cực.

Đa số nữ cán bộ, công chức, viên chức và phụ nữ trong các gia đình đã ý thức được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết đấu tranh loại bỏ những quan niệm lạc hậu, coi thường, khắt khe trong cách nhìn nhận, đánh giá, sử dụng, đề bạt đối với phụ nữ.

Trong các lĩnh vực kinh tế, lao động - việc làm; y tế; giáo dục; gia đình,.. phụ nữ ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình, tự vươn lên để khẳng định năng lực, trình độ của bản thân, tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên các lĩnh vực, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho xã hội và gia đình; từng bước thu hẹp khoảng cách giới.

Tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của phụ nữ đã được quan tâm cải thiện hơn trước, nhiều chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo làm chủ hộ có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Kết quả, trong năm 2019, mặc dù còn một số tồn tại như chỉ tiêu như về cơ cấu nữ ở UBND các cấp còn thấp (nhất là cấp xã), tỷ lệ lao động nữ ở nông thôn được đào tạo nghề mới đạt 43,09/45% ....nhưng theo đánh giá chung, tỉnh Kon Tum đã đạt được cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới, nhiều chỉ tiêu đã về đích trước thời gian theo kế hoạch đề ra.

 

Điển hình, về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, trong năm, tỉnh đã tổ chức hội nghị phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Luật bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; truyền thông trực tiếp nhằm nâng cao nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên thanh niên, phụ nữ các cấp Hội, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BĐG luôn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, với nhiều hình thức phong phú… Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” theo chủ đề của năm thu hút 800 người tham dự.

Ban VSTBCPN tỉnh và các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: tham quan, dã ngoại, tọa đàm, hội thi, hội thảo, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hỗ trợ phụ nữ nghèo, biểu dương gương phụ nữ điển hình tiên tiến, gặp mặt nhằm ôn lại lịch sử truyền thống và ý nghĩa các ngày Quốc tế phụ nữ (08/3), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11), dịp Tháng hành động vì bình đẳng giới, trong đó chú trọng lồng ghép các nội dung về Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và Gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình…

Về công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Sở LĐ-TB&XH lập kế hoạch, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác BĐG&VSTBCPN cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, có 648 đại biểu tham gia tập huấn; thực hiện tập huấn nghiệp vụ công tác BĐG, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và VSTBCPN cho cán bộ làm công tác BĐG cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có 112 đại biểu tham gia.

Ngoài ra, các Sở, ngành thành viên Ban VSTBCPN tỉnh và các huyện, thành phố cũng tổ chức các lớp truyền thông, hội nghị tập huấn liên quan đến BĐG&VSTBCPN cho cán bộ do ngành, địa phương phụ trách.

Cùng với đó, liên ngành cấp tỉnh triển khai, thực địa kiểm tra tình hình thực hiện công tác BĐG&VSTBCPN tại 04 xã, 02 huyện trên địa bàn tỉnh; kết quả kiểm tra và theo báo cáo của các huyện cho thấy các đơn vị đều thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban VSTBCPN cùng cấp, công tác thông tin, báo cáo được tiếp tục duy trì…


Hà Giang