Lao động
Hội thảo "Đảm bảo việc làm thỏa đáng cho người lao động vùng đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu"
05:10 PM 16/12/2020
(LĐXH) - Ngày 16/12/2020, Viện Khoa học Lao Động và Xã Hội phối hợp cùng Tổ Chức Hanns Seidel Poundation (HSF) tổ chức chương trình hội thảo "Đàm bảo việc làm thỏa đáng cho người lao động vugf đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu" tham dự hội thảo có cá đại diện thuộc các Bộ ban ngành trung uương cùng một số tổ chức quốc tế…

Phát biểu khai mạc hội thảo TS. Bùi Tôn Hiến -  Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo việc làm thỏa đáng cho người lao động vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu... "Các đại biểu và chuyên gia cần tập trung thảo luận đồng thời đưa ra những giải pháp cũng như định hướng cụ thể nhằm tạo cơ hội giúp khu vực này phát triển bền vững và người dân có việc làm và thu nhập ổn định..." TS Bùi Tôn Hiến nhấn mạnh.

TS. Bùi Tôn Hiến Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội khai mạc hội thảo

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, trong đó có 2 tỉnh nằm trong vùng kinh té trọng điểm, 4 tỉnh  thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng. Cùng với quá trình đổi mới, phát triển, các nhiệm vụ về đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội được các địa phương quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Trong thời gian qua, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đặc biệt là phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường lao động, tăng cường thông tin, kết nối cung - cầu lao động trong vùng với cả nước; gắn kết đào tạo với giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Toàn vùng đã đạt được một số kết quả như: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 83,7% (cao hơn cả nước là 73,8%); tỷ số việc làm trong dân số đạt 82,2%; binh quân hằng năm toàn vùng tạo việc làm cho khoảng 320-350 nghìn người; cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh theo cơ cấu kinh tế; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên 250 nghìn người/năm (trong đó, trình độ cao đăng, trung cấp chiếm khoảng 14%), góp phần gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo qua từng năm; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 giảm côn 2,71%, giảm 5,26% so với cuối năm 2016); các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới... được quan tâm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Ngài Michael Siegner - Trưởng đại diện Văn phòng HSF tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực về kinh tế- xã hội, sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng; thiểu cơ chế phối hợp phát triển kinh tế hiệu quả trong liên kết giữa các địa phương; cơ cấu kinh tế vẫn kém mức trung bình cả nước; phát triển công nghiệp còn chậm. Mặc dù, vùng đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào, đang nằm trong thời kỳ “dân số vàng" song chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có; là vùng trũng về giáo dục đào tạo, chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp còn chưa đáp ứng được đòi hỏi thị trường lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chi thấp hơn so với mức trung bình của cả nước, khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn hạn chế.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã đề cập đến một số giải pháp và định hướng, trong đó tập trung vào kế hoạch thực hiện chương trình Biến đổi khí hậu của Bộ Lao động – Thương binh Xã Hội; Nghiên cứu và định hướng chính sách, giải pháp đảm bảo việc làm cho người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như những định hướng chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo việc làm thỏa đáng cho người dân trước bối cảnh biến đổi khí hậu./.


Minh Quân