Xã hội
Hòa Bình nỗ lực thực hiện các giải pháp gíảm nghèo bền vững
09:44 AM 02/06/2020
(LĐXH)-Nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình giàm nghèo bền vững, năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác giàm nghèo, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sông nhân dân.
Cụ thể, tỉnh đã đề ra Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình năm 2019; phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 huyện Đà Bắc và ban hành một loạt Quyết định về việc phân bố chi tiết kinh phí thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2019. Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp, ban hành các kế hoạch chương trình liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo bền vững lồng ghép vào chương trình công tác của cơ quan, đơn vị. Các huyện, thành phố hằng năm đều thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo làm căn cứ xây dựng chính sách và giải pháp về giảm nghèo hiệu quả.
Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2019 là hơn 211 tỷ đồng, tỉnh Hòa Bình đã tập trung vào thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135; thực hiện hoạt động truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2019; thực hiện Chương trình 30a; và Chương trình 135.
Nuôi cá lồng hiện là nguồn thu nhập chính, giúp nhiều hộ dân trong xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc xóa đói giảm nghèo
Theo đó, để giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức, khích lệ người nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo, tỉnh đã chỉ đạo mạnh mẽ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Hội đoàn thể quan tâm thực hiện truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Năm 2019, tỉnh đã dành 658 triệu đồng để thực hiện tuyên truyền các hoạt động về giảm nghèo, các chế độ, chính sách, giới thiệu kinh nghiệm, cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn. Đồng thời dành gần 3,9 tỷ đồng để trang bị bộ phương tiện tác nghiệp cấp huyện cho Trung tâm văn hóa huyện, bộ phương tiện tác nghiệp cấp xã; tổ chức 20 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 1.000 cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở… Tỉnh cũng dành gần 1,6 tỷ đồng để thực hiện nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo như tổ chức 3 lớp tập huấn công tác giảm nghèo cho 480 trưởng thôn, bản, tổ dân phố; Tổ chức 03 đoàn kiếm tra, giám sát Chương trình giảm nghèo bền vững và công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 11 huyện, thành phố…
Thực hiện Chương trình 30a, năm 2019,  tỉnh đã hỗ trợ cho huyện nghèo Đà Bắc đầu tư xây dựng 17 công trình đường giao thông, công trình nước sinh hoạt, ngầm nước kênh mương với kinh phí gần 25 tỷ đồng; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với kinh phí được phân bổ hơn 7,6 tỷ đồng, thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông là hơn 1,4 tỷ đồng; Hỗ trợ 05 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế với số tiền là 1,5 tỷ đồng và 10 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với kinh phí là 4,5 tỷ triệu đồng; Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiếu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với nguôn vốn là 218 triệu đồng.
Đối với Chương trình 135, năm 2019, tỉnh Hòa Bình đã được nguồn vốn Trung ương phân bổ tổng kinh phí là hơn 170 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh đã dành hơn 125,5 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng 288 công trình cơ sở hạ tầng; dành hơn 6,6 tỷ đồng thực hiện vào sửa chữa, duy tu, bảo trì các công trình nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi... Việc giao cấp xã làm chủ đầu tư dự án đã giúp quản lý có hiệu quả các nguồn lực nhà nước được đầu tư tại địa phương. Ngoài ra, đã huy động thêm (510%) nguồn lực tham gia đóng góp của người dân, đồng thời giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục quản lý đầu tư; cộng đồng dân cư được tham gia trong tất cả quá trình quản lý đầu tư xây dựng một dự án (từ công tác quy hoạch, lập kế hoạch hàng năm, thực hiện xây dựng công trình, giám sát, nghiệm thu công trình.. .), phù hợp với quan điểm xã có công trình, dân có việc làm, tăng thêm thu nhập. Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Dự án hỗ trợ phát tnến sản xuất, đa dạng hóa sinh kế Chương trình 135 cũng phân bổ gần 25 tỷ đồng cho UBND các xã thụ hưởng để hỗ trợ trực tiếp giống cây, giống con, phân bón, vật tư sản xuất, công cụ chê biến nông sản… cho 12.500 hộ nghèo, cận nghèo và nhóm hộ thực hiện Chương trình. Các nội dung hỗ trợ được đề xuất từ nhu cầu thực tế tại cơ sở, nên khi triển khai thực hiện đã đáp ứng được nguyện vọng của hầu hết các hộ nghèo, người dân đã được tiếp cận khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; phát triển sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Nhiều hộ nghèo tỉnh Hòa Bình được tạo điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để xóa đói giảm nghèo
Bên cạnh đó, năm 2019, Chương trình 135 còn đầu tư hơn 6,8 tỷ đồng để tổ chức thực hiện mở 70 lớp tập huấn với 3.500 học viên; Tổ chức 03 đoàn với 230 đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức Ban Dân tộc, phòng Dân tộc các huyện và cán bộ xã đi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn. Các đối tượng được đào tạo là cán bộ xã, xóm và cộng đồng qua đó được trang bị, bổ sung kiến thức về quản lý đầu tư, về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện các dự án, chính sách hiệu quả trên địa bàn.
Tỉnh Hòa Bình cũng chú trọng đến việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135. Từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ năm 2019 là hơn 2,3 tỷ đồng, tỉnh đã chỉ đạo các xã triển khai xây dựng được 6 mô hình, dự án tại 5 huyện với khoảng 200 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số tham gia, thực hiện mô hình chăn nuôi bò, dê, lợn sinh sản, gà thả vườn, cá lồng thương phẩm... Nhờ đó đã góp phần tăng thu nhập của hộ nghèo lên 20%/nãm, tạo việc làm thêm cho các hộ nghèo tham gia dự án, 100% các hộ nghèo tham gia mô hình được tập huấn bồi dưỡng kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dự án đã góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2%-3% tại các xã có dự án.
Bên cạnh việc thực hiện các chương trình, dự án của Chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện tương đối toàn diện, đồng bộ các chính sách giảm nghèo chung nhằm cải thiện điều kiện sống và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãicấp thẻ BHYT, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ trong giáo dục- đào tạo, hỗ trợ tiền điện, làm nhà ở... Năm 2019, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hòa Bình đã cho 7.553 hộ nghèo vay hơn 277 tỷ đồng; 6.161 hộ cận nghèo vay hơn 216 tỷ đồng; 2.332 hộ mới thoát nghèo vay hơn 86 tỷ đồng… để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Toàn tỉnh đã tổ chức mua, cấp phát 571.160 thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và một số các đối tượng khác với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 441,7 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho các hộ nghèo đa chiều không thiếu hụt về y tế và hỗ trợ 10% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo. Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được mua BHYT. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh số kinh phí là hơn 3 tỷ đồng. Tỉnh cũng hỗ trợ 427 hộ nghèo được vay vốn xây dựng nhà mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở với số tiền vay là 10,67 tỷ đồng. Ngoài ra, với các nguồn vận động tài trợ và Quỹ "Ngày vì người nghèo" năm 2019, còn có 62 hộ nghèo được hộ trợ làm nhà mới và sửa nhà với tổng kinh phí là 1,84 tỷ đồng…
Nhìn chung, trong năm 2019, được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trung ương; sự nỗ lực, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương cũng như sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, người dân, công tác giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhũng kết quả tích cực, tỉnh đã thành công khi huy động được sự đóng góp của người dân, của các doanh nghiệp hỗ trợ công tác gìảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh cuối năm 2019 giảm xuống còn 11,36% (bằng 24.771 hộ nghèo), giảm 3.38% so với năm 2018, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2020, tỉnh Hòa Bình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh là 2,8%/năm (riêng các xã nghèo giảm từ 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó, tỉnh sẽ thực hiện các giải pháp sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các chính sách hỗ trợ của nhà nước, các chương trình, dự án giàrn nghèo với nhiều hình thức truyền thông sinh động tạo sự tham gia rộng rãi của người dân, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, đảm bảo 100% đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tập trung đầu tư hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, hỗ trợ đời sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, đẩy mạnh cơ chế đặc thù thu gọn. Tìếp tục triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình gìảm nghèo trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung vào các mô hình có tính khả thi đảm bảo hộ nghèo thoát nghèo bền vững và khả năng nhân rộng cao trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện thông tin báo cáo về công tác giảm nghèo nhằm đánh giá và kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể cùa địa phương./.
Trần Thị Mỹ Hạnh