Lao động
Giải quyết đình công trên địa bàn Hà Nội: Hiệu quả từ chỉ đạo, tuyên truyền
02:29 PM 15/11/2017
(LĐXH)- Về kết quả thực hiện pháp luật liên quan đến đình công trên địa bàn trong thời gian qua, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo kịp thời để bảo đảm quyền, lợi ích của công nhân lao động; phối hợp giải quyết các vụ việc công nhân, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp đình công.
Tăng cường công tác chỉ đạo, truyên truyền
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương tại chỉ thị số 22-CT-TW ngày 5/6/2008 (Chỉ thị số 22) về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, TP Hà Nội đã ban hành một số văn bản chỉ đạo triển khai. Cụ thể như Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 11/11/2009 về việc triển khai Chỉ thị số 22, trong đó đã phân công trách nhiệm  cụ thể đối với từng Sở, ngành của thành phố, Ban quản lý Khu Công nghiệp và Chế xuất, UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tại buổi đối thoại với công nhân lao động thủ đô, được tổ chức ngày 19/5/2017
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch sè 138/KH-UBND ngµy 22/8/2013 vÒ viÖc triÓn khai giai đoạn II ®Ò ¸n “Tuyªn truyÒn, phæ biÕn ph¸p luËt cho ng­êi lao ®éng vµ ng­êi sö dông lao ®éng trong c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp tõ 2013 ®Õn 2016.”. UBND thành phố đã tạo điều kiện để thành lập Hội đồng người sử dụng lao động thành phố, quyết định  số 2322/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 thành lập Ban quan hệ lao động thành phố nhằm tư vấn cho Chủ tịch UBND thành phố những biện pháp và chính sách phát triển quan hệ lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn.
UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật đến doanh nghiệp và người lao động. Cụ thể: Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố và Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất tuyên truyền và đối thoại với người lao động về Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn quy trình đình công;  trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, tranh chấp lao động cá nhân, quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng quy định của pháp luật lao động trên địa bàn thành phố và pháp luật khác có liên quan; hướng dẫn kỹ năng hoà giải cho hoà giải viên lao động cấp quận, huyện. Phối hợp với Liên đoàn Lao động tiến hành kiểm tra, thanh tra tình hình chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.  
Công nhân đặt nhiều vấn đề với lãnh đạo thành phố
Để giảm thiểu các cuộc đình công không đúng quy định của pháp luật lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội cũng đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 5261/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2014 - 2020". Đề án hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động. Đề án có mục tiêu: (1) Đảm bảo triển khai việc xây dựng, củng cố và vận hành các thiết chế quan hệ lao động phù hợp với các quy định Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Công đoàn năm 2012, các quy định của pháp luật liên quan và các tiêu chuẩn, cam kết quốc tế gắn với quan hệ lao động. (2) Giai đoạn 2014- 2016, cùng với việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quan hệ lao động, tập trung thực hiện có hiệu quả các hoạt động thí điểm về một số nội dung trọng yếu trong quan hệ lao động theo yêu cầu thực tiễn để định hướng hoàn thiện cơ chế vận hành các hoạt động trong hệ thống quan hệ lao động phù hợp theo cơ chế thị trường. (3) Trên cơ sở kết quả thí điểm, giai đoạn 2017- 2020 thực hiện củng cố những nội dung, hoạt động cơ bản của hệ thống quan hệ lao động của thành phố, làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ và tạo tiền đề cho những năm 2020.
Các buổi đối thoại thu hút đông đảo công nhân thủ đô
Đề án đề xuất 5 nhóm giải pháp tương ứng với các cấu phần của hệ thống quan hệ lao động bao gồm: Nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan Nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động; Tăng cường năng lực của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động; Tạo lập và nâng cao hiệu quả của đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; Thực hiện giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công; Phát triển các yếu tố môi trường kinh tế - văn hóa- xã hội có tác động đến quan hệ lao động.
Hiệu quả từ chương trình phổ biến giáo dục
Thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doan nghiệp trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013 – 2016 (Đề án 31 giai đoạn II) cho thấy: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Hằng năm, số lượt người lao động và người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động khoảng hơn 400.000 lượt người; số lượt số doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động khỏang hơn 10.000 lượt doanh nghiệp, với nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
Mỗi buổi đối thoại thu hút đông đảo người lao động
Về nội dung và đối tượng được tuyên truyền: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động (như hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, tiền công, bảo hiểm thất nghiệp, tranh chấp lao động theo nội dung Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ 1/5/2013) cho lãnh đạo các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ nòng cốt và các tuyên truyền viên quận, huyện, hòa giải viên lao động quận, huyện. Bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động cho các đối tượng là đại diện người sử dụng lao động và đại diện người lao động được các doanh nghiệp cử đi tập huấn làm hạt nhân tuyên truyền cho mọi người lao động trong doanh nghiệp mình. Tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Hướng dẫn quy trình đình công, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, tranh chấp lao động cá nhân; quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng quy định của pháp luật lao động trên địa bàn thành phố và pháp luật khác có liên quan; hướng dẫn kỹ năng hoà giải cho hoà giải viên cấp quận, huyện và Hội đồng hoà giải cơ sở.
Đồng thời, đào tạo kỹ năng thương lượng tập thể cho đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi xây dựng và  thương lượng thỏa ước lao động tập thể. Phổ biến luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và các văn bản liên quan cho các quận, huyện để tập huấn cho cán bộ phường, xã theo kinh phí tập huấn cán bộ lao động xã hội được phân bổ hàng năm.
Người lao động phản ánh nhiều ý kiến lên các cấp lãnh đạo thành phố
Sau 3 năm thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, nhìn chung các doanh nghiệp đã quan tâm đến ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (khoảng trên 90% người lao động được ký kết hợp đồng lao động). Nội dung HĐLĐ đảm bảo được quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động. Về thỏa ước lao động tập thể, trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp thỏa thuận được một số nội dung có lợi hơn cho người lao động như mức trợ cấp thôi việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, mức tiền lương làm thêm giờ, số ngày nghỉ phép năm, việc khen thưởng cho người lao động, các chế độ phúc lợi được quy định chi tiết. Đã giảm số lượng doanh nghiệp sao chép luật khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể.
Bên cạnh đó, nội dung nội quy lao động của một số các doanh nghiệp đã đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc xây dựng và đăng ký thang bảng lương tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các khu công nghiệp nhiều hơn trước.
Một số kiến nghị
Theo đánh giá của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, để thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, thời gian, phương tiện và kinh phí để triển khai. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội dự báo, từ nay đến 2020, số lượng doanh nghiệp được thành lập và người lao đông tham gia vào thị trường lao động sẽ tăng cao, do Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế và số lượng các doanh nghiệp  FDI  đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng nhanh. Mặt khác,  vì thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước nên nhu cầu về tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật sẽ tăng cao hơn sơ với các thành phố khác.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng quà cho công nhân
Dự báo số lượng doanh nghiệp tham gia trên địa bàn thành phố sẽ tăng từ 150.000 lên đến khoảng 200.000 và số lao động tham gia lao động sẽ tăng từ khoảng 1.200.000 đến khoảng 2.500.000. Vì vậy, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định 31/2009/QĐ-TTg là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì vây, dự báo hằng năm, số lượt người lao động và người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động khoảng hơn 420.000 lượt người; số lượt số doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động khỏang 11.000 lượt doanh nghiệp, với nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
Do đó, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hà Nội kiến nghị, đề xuất một số giải pháp, cụ thể: Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chủ chủ các tiểu Đề án. Họp Ban chỉ đạo thực hiện Đề án định kỳ nhằm kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền. Thành phố cần xem xét, bổ sung biên chế cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội để có cơ sở tăng thêm số lượng cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và hoạt động liên quan đến triển khai thực hiện pháp luật lao động. 
Bộ Tài chính cần có quy định về cơ chế tài chính phù hợp với thực tế của công tác tuyên truyền và ngân sách thành phố hỗ trợ kinh phí hàng năm phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Thành phố cần có chế độ nâng lương trước thời hạn, phụ cấp trách nhiệm công việc, chế độ thưởng cho cán bộ làm tốt công tác triển khai thực hiện pháp luật lao động nói chung và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động nói riêng./.
Dương Thìn