Xã hội
Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với công tác dự phòng, giảm tác hại tệ nạn ma tuý, mại dâm của tỉnh Đắk Lắk đang từng bước phát huy hiệu quả
12:38 PM 19/04/2021
(LĐXH) - Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực từ các bộ, ngành của Trung ương bước đầu công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt được một số kết quả nhất định, tốc độ gia tăng người nghiện ma tuý, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán và nguồn lây nhiễm HIV/AIDS được kìm hãm, có kiểm soát và không để phát sinh các điểm nóng, phức tạp, góp phần đảm bao an ninh trật tự trên địa bàn.
Học viên Cơ sở cai nghiện, điều trị ma tuý tỉnh Đắk Lắk trong giờ học nghề đan ghế nhựa

Ông Hoàng Công Vỹ, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Phòng, chống tện nạn xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: Số người nghiện ma túy, lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh tuy được kìm hãm, kéo giãn nhưng có xu hướng tiếp tục lây lan, tăng mới qua hàng năm. Tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh còn phức tạp, biến tướng dưới nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi gây không ít khó khăn cho công tác phát hiện, xử lý, các vụ việc về hoạt động ma tuý, mại dâm. Chính vì vậy, Chi cục phòng, chống tện nạn xã hội tỉnh đã tham mưu cho Sở LĐ – TB&XH tỉnh Đắk Lắk trình UBND tỉnh Đề án thí điểm mô hình thành lập Điểm tư vấn, hỗ trợ người nghiệm ma túy, người bán dâm trên địa bàn tại Công văn số 628/UBND-KGVX ngày 22/01/2019 và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ trên cơ sở kế hoạch 6320 của UBND tỉnh về việc triển khai thành lập thí điểm mô hình Điểm hỗ trợ, tư vấn đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng.

Theo đó, mục tiêu của mô hình này là nhằm xây dựng, vận hành mô hình cung cấp đa dạng các dịch vụ công tại cộng đồng đối với người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán dựa trên bằng chứng, phù hợp, thân thiện, dễ tiếp cận, đảm bảo các quyền của người yếu thế trong xã hội.  Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức, nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong công tác can thiệp giảm tác hại, hỗ trợ, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người và lây nhiễm HIV/AIDS. Qua đó, làm kiềm chế, kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, lây nhiễm HIV và góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Lao động sàn xuất là một trong những giải pháp căn cơn và điều trị ma tuý giúp học viên nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng ở Đắk Lắk

Đối tượng tham gia thí điểm mô hình này, bao gồm người sử dụng, người nghiện ma túy, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán. Gia đình, người thân của người nghiện ma túy, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền và đoàn thể các cấp; đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, điều trị, dự phòng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế của lực lượng vũ trang, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề…

Về thời gian triển khai mồ hình thí điểm bắt đầu từ năm 2020 – 2025. Trong đó, năm 2020 đối tượng yếu thế ( ĐTYT) có nhu cầu được cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, chuyển gửi, dự phòng, giảm hại, hòa nhập cộng đồng,…và đến năm 2025 đạt 100% kế hoạch. Người dân ở độ tuổi trưởng thành được tuyên truyên, phổ biến chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; hiểu biết các biện pháp, mô hình giảm tác hại, phòng ngừa, hòa nhập cộng đồng, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và tham gia phong trào toàn dân lên án, phát hiện, tố giác tội phạm, TNXH, từ năm 2020 đạt 50% và đến năm 2025 là 100%.  Số xã, phường, thị trấn được tiếp cận, tương tác, cập nhật thông tin trên môi trường mạng và hạ tầng kỹ thuật truyền thông (website, hotline, panô, áp phích…) đạt 75% trong năm 2020 và đến năm 2025 đạt 100%. Cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp có nhu cầu tư vấn, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổng quan chính sách, pháp luật về PCTNXH. Cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước; tổ chức chính trị - xã hội ở các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn có nhu cầu tư vấn, bối dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức về can thiệp, hỗ trợ, dự phòng, giảm hại và hòa nhập cộng đồng đạt 100% kế hoạch năm 2025…

Theo đó, qua gần một năm triển khai mồ hình thí điểm về Điểm tư vấn, hỗ trợ người nghiệm ma túy, người bán dâm trên địa bàn đã có trên 400 lượt người được tư vấn, hỗ trợ qua các hình thức tư vấn trực tiếp và truyền thông qua các phương tiện intenet, zalo và facebook. Mô hình này tuy mới được thành lập nhưng bước đầu đã được nhiều người quan tâm và tích cực tham gia và góp phần có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, mại dâm và tái hoà nhập cộng đồng.  

Dạy nghề đan nghế nhựa cho học viên cai nghiện ma tuý tại Cơ sở cai nghiện, Điều trị ma tuý tỉnh Đắk Lắk

Theo đánh giá của Chi cục Phòng, chống tện nạn xã hội tỉnh Đắk Lắk, để mồ hình đi vào hoạt động có hiệu quả với mục tiêu đề ra, trong năm 2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tiếp tục ban hành Kế hoạch số 1869/KH – UBND tỉnh ngày 8/3/2020 về việc Triển khai lồng ghép nhiệm vụ Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với công tác dự phòng, giảm tác hại tệ nạn ma tuý trên địa bàn trong năm 2021. Mục đích của việc lồng ghép là nhăm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý; tác hại hiểm hoạ sử dụng ma tuý và cách nhận biết các chất ma tuý cho người có nguy cơ sử dụng ma tuý tại các trường học, cơ sở giáo dục, các cơ sở cai nghiện ma tuý, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng và ý thức, nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ chính quyền và hệ thống chính trị cấp xã, phưởng, thị trần trong công tác dự phòng, giảm hại tệ nạn ma tuý, duy trì chuyển hoá và xây dựng mới số xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý.    

Học viên Cơ sở cai nghiện, Điều trị ma tuý tỉnh Đắk Lắk trong giờ học nghề

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu các hoạt động lồng ghép phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch điều trị, cai nghiện ma tuý và hỗ trợ sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh trong năm 2021. Đặc biệt tỉnh lưu ý cần chú trọng đến các chỉ tiêu, nhiệm vụ có kết quả còn hạn chế trong các gia đoạn trước, các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma tuý, các đối tượng có nguy cơ cao sử dụng ma tuý. Trong quá trình triển khai các địa phương cần chú trọng lồng ghép với các phong trào, chương trình kinh tế - xã hội khác như: Phong trào “Xây dựng xã phường, thị trần không có tệ nan ma tuý, mại dâm”, Phong trào “Toàn dân thâm gia phòng, chống ma tuý”, dự án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý tại xã phường thị trấn”… Ngoài ra, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm và hiệu quả giữ các cơ sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể có liên quan.

Theo bà H Yim Kdoh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, cho biết việc thí điểm mô hình Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng là mô hình cần thiết, nhằm mục đích hỗ trợ cho các đối tượng sớm hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì và phối hợp với các Sở như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép mô hình Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng đối với người nghiện ma tuý, mại dâm theo từng địa phương, cơ quan, tổ chức phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể trong năm 2021, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lồng ghép các hoạt động tư vấn, thảo luận nhóm, trao đổi nói chuyện chuyên đề, tương tác trực tiếp để cung cấp các kỹ năng, cách nhận biết chất ma tuý, xu thế sử dụng các chất ma tuý, phòng, chống và tác hại khi sử dụng ma tuý cho các đối tượng và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại, hiểm hoạ và nhận biết về ma tuý.

 

Dạy nghề cho học viên cai nghiện là một trong nhữing giải pháp giúp học viên tái hoà nhập cộng đồng có hiệu quả

Đồng thời, mô hình còn là địa chỉ để hỗ trợ, tư vấn, tuyên truyền cho cộng đồng người cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện trên địa bàn. Sở lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các cơ sở cai nghiện hỗ trợ, tư vấn tuyên truyền giảm hại, hoà nhập cộng đồng cho người cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý trên địa bàn; Lồng ghép hoạt động của đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm của tỉnh ( Đội kiểm tra 178) và nhiệm vụ của Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về ma tuý, Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma tuý cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Đồng thời hình thành đường dây kết nối liên hệ giữa Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với chủ sở hữu các cơ sở kinh doanh dịch thông qua các phương tiện thông tin để phát hiện, cung cấp thông tin người có dấu hiệu, hành vi sử dụng, nghiện ma tuý và vi phạm pháp luật liên quan đến ma tuý, mại dâm và buôn bán người.

Ngoài ra, UBND tỉnh giao Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì và phối hợp với Công an tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã/phường thị trấn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, can thiệp dự phòng tệ nạn ma tuý tại cộng đồng. Cụ thể như: Tổ chức xây dựng, lắp đặt các Áp phích để hỗ trợ các hoạt động truyền thông, giáo dục, phòng ngừa, giảm kì thị, phân biệt đối xử và tạo phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy. Đồng thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý đến đội ngũ cán bộ, chính quyền, đoàn thể, báo cáo viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên và cộng tác viên và người dân ở độ tuổi trưởng thành tại các xã phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh./.

Hoàng Cảnh