Xã hội
Đắk Lắk: Nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo
09:21 AM 20/08/2019
(LĐXH) - Những năm gần đây, công tác giảm nghèo ở Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó số hộ gia đình thoát nghèo hàng năm đều vượt so với chỉ tiêu đề ra. Để đạt được kết quả trên, bên cạnh sự nỗ lực vươn lên của người nghèo thì việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả giảm nghèo.
Mô hình trồng tiêu góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Lắk

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh đã giảm 2,56%, từ 15,37% xuống còn 12,81%; số hộ nghèo giảm được 9.776 hộ, từ 66.956 hộ xuống còn 57.180 hộ (đạt chỉ tiêu đề ra). Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm được 4,55%, từ 30,04% xuống còn 25,49%; số hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm được 5.707 hộ, từ 42.774 hộ xuống còn 37.067 hộ (đạt chỉ tiêu đề ra). Tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 6,12%, từ 48,37% xuống còn 42,25% (vượt chỉ tiêu đề ra).

Ông Lê Văn Dần – Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk) cho biết: “ Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ kinh tế, xã hội trọng tâm của địa phương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tổng nguồn vốn bố trí cho giảm nghèo trong năm 2018 là 140.646 triệu đồng (vốn ĐTPT: 93.382 triệu đồng, vốn SN: 47.264 triệu đồng), trong đó: NSTW: 129.219 triệu đồng (vốn ĐTPT: 82.765 triệu đồng, vốn SN: 46.454 triệu đồng), ngân sách tỉnh: 8.500 triệu đồng (vốn ĐTPT), ngân sách cấp huyện, xã: 2.927 triệu đồng (vốn ĐTPT: 2.117 triệu đồng, vốn SN: 810 triệu đồng) đã tạo điều kiện cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn tại Đắk Lắk có nhiều thay đổi nhất là cơ sở vật chất, đường giao thông, các công trình thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt… Nhiều lớp hướng dẫn, tập huấn phương thức làm ăn phát triển kinh tế hộ gia đình đã được bà con áp dụng đem lại hiệu quả cao như: trồng cây lúa nước, bắp lai, cà phê, tiêu, điều, chăn nuôi gia súc…

Theo đó, để đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã huy động được nhiều nguồn lực, ổn định đời sống nhân dân. Công tác giảm nghèo luôn được duy trì và có nhiều chuyển biến tích cực, huy động đa nguồn lực để phối hợp đàu tư. Đặc biệt, nhà nước đã có các giải pháp can thiệp cụ thể, giải quyết khó khăn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua đó góp phẩn ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội..

Trong năm 2018, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đã giải quyết cho vay đối với 57.681 hộ nghèo và các đối tượng chính sách, với doanh số cho vay: 1.472.320 triệu đồng; doanh số thu nợ: 1.070.872 triệu đồng; tổng dư nợ đạt 4.368.669 triệu đồng, số khách hàng dư nợ 203.009 hộ (trong đó, dư nợ hộ nghèo: 1.314.206 triệu đồng, với 51.444 hộ), nợ quá hạn: 5.411 triệu đồng, chiếm 0,12%. Về hỗ trợ Khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã tiến hành tập huấn hướng dẫn cách làm ăn cho 440 người nghèo với kinh phí 20 triệu đồng; 104 hộ nghèo được tham gia mô hình trình diễn, kinh phí 112,95 triệu đồng; tổ chức hội thảo đầu bờ cho 20 hộ nghèo, kinh phí 0,5 triệu đồng; thả 52.500 cá các loại bổ sung nguồn lợi thủy sản thuộc các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao duy trì được sinh kế ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo với kinh phí 117,2 triệu đồng; hỗ trợ khôi phục sinh kế cho 585 hộ nghèo với kinh phí 154,8 triệu đồng, quy mô 11.700 con gà giống. Mặt khác đã triển khai 59 lớp học nghề, với kinh phí thực hiện là 12.388,6 triệu đồng, cho 3.599 người (trong đó: người nghèo: 973 người, kinh phí thực hiện là 3.347 triệu đồng; người dân tộc thiểu số: 2.756 người).

Bên cạnh đó, chính sách Bảo hiểm y tế cho người nghèo cũng được tỉnh thực hiện nghiêm túc, đến nay toàn tỉnh đã cấp 985.878 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được ngân sách hỗ trợ, với số tiền là 684.026 triệu đồng. Số người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là 953.258 lượt người, với số tiền 429.486 triệu đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ học phí, chi phí học tập, hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở… toàn tỉnh đã hỗ trợ cho khoảng 83.432 lượt học sinh, sinh viên với kinh phí thực hiện khoảng 65.318 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg trong năm tỉnh đã xây dựng 2.493/2.605 căn (đạt 95,7% kế hoạch); lũy kế 3 năm đã xây dựng 5.406/5.731 căn (đạt 94,33% kế hoạch); kinh phí thực hiện là 118.644,9 triệu đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là 58.948 triệu đồng, ngân sách tỉnh là 6.697,5 triệu đồng, ngân sách cấp huyện là 2.248 triệu đồng, vốn từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” là 3.579,5 triệu đồng, vốn huy động là 47.171,9 triệu đồng.

Qũy vì người nghèo hằng năm cũng đã vận động hàng tỷ đồng góp phần hỗ trợ cho người nghèo trong việc xây dựng nhà ở, cải thiện cuộc sống. Theo đó, tổng Quỹ “Ngày vì người nghèo” toàn tỉnh là 16.326 triệu đồng, đã hỗ trợ cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các hộ gia đình khó khăn… với các hoạt động như: Xây 260 căn nhà đại đoàn kết trị giá 7.762 triệu đồng; sửa chữa 24 căn nhà với trị giá 251 triệu đồng; mua bò giống sinh sản, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 89 hộ với trị giá 1.381 triệu đồng; khám chữa bệnh với số tiền 328 triệu đồng; hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó với số tiền 165 triệu đồng; xây 328 công trình vệ sinh trị giá 328 triệu đồng…

Mồ hình nuôi bò góp phần giả nghèo hiệu quả ở Đắk Lắk

Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cũng đã vận động các chi hội và hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hỗ trợ cho 2.669 hộ nghèo với số tiền 7.459 triệu đồng, 1.669 con giống các loại, 39.550 cây giống, 303 tấn phân bón và 2.970 ngày công; hướng dẫn cách sản xuất và phổ biến kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho 8.623 lượt hộ nghèo; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân được 318.177 triệu đồng cho 15.909 hộ nghèo vay vốn; tổ chức thăm hỏi, tặng 227 suất quà trị giá 41,5 triệu đồng cho hộ nghèo…Hội Liên hiệp phụ nữ: Đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số… với các hoạt động như: vận động các tổ chức, cá nhân cho cho 887 hộ vay khởi nghiệp với 14.697 triệu đồng; xây mới và sửa chữa nhà cho 23 hộ với kinh phí 853 triệu đồng; xây dựng 1.484 công trình vệ sinh trị giá 6.729 triệu đồng…

Về các chương trình giảm nghèo như dự án 135, chương trình 30a, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135, Chương trình truyền thông và giảm nghèo về thông tin, Chương trình nâng cao năng lực và giám sát đánh giá cũng đã được triển khai rộng rãi tới các hộ dân, các đồng bào dân tộc thiểu số, như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư duy tu, bảo dưỡng 01 công trình giao thông tại huyện M’Đrắk; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: Triển khai thực hiện 03 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 02 mô hình chăn nuôi cho 96 hộ; Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Tổ chức 03 lớp nâng cao năng lực cho 794 cán bộ, tuyên truyền viên về công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ( tất cả thuộc Chương trình 30a). Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thực hiện 272 công trình, trong đó khởi công mới và nâng cấp 242 công trình (217 công trình giao thông,  03 công trình thủy lợi, 07 công trình giáo dục và 15 công trình văn hóa), đầu tư chuyển tiếp 11 công trình (07 công trình giao thông, 02 công trình văn hóa, 02 công trình giáo dục); duy tu bảo dưỡng 19 công trình giao thông tại 46 xã, 168 thôn, buôn. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình 135)…

 Bên cạnh những kết quả đạt được,  công tác giảm nghèo trong năm 2018 vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ phát sinh và tái nghèo cao do những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường… (số hộ nghèo phát sinh năm 2018 là 3.952 hộ, chiếm 6,91% số hộ nghèo). Tỷ lệ giảm nghèo ở một số địa phương còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu đề ra như: Krông Bông, Krông Năng, Buôn Đôn. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số địa phương, đặc biệt là trong đồng bào DTTS còn cao, chủ yếu tập trung ở các xã, thôn, buôn ĐBKK, đến cuối năm 2018 còn 8 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Có 05 huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí nông thôn mới về tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo là Buôn Đôn, Krông Bông, Lắk, M’Đrắk và Ea Súp; mức độ thiếu hụt tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch và vệ sinh còn cao; tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo ở các địa phương vẫn còn chậm; do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ trong năm đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.

Vì vậy,  trong năm 2019, Đắk Lắp tập trung  phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 từ 3,46% trở lên.  Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm  còn 4,3%,  tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 4,3%.

Vương Linh