Giáo dục - Nghề nghiệp
Đắk Lắk: Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp
04:25 PM 03/12/2022
(LĐXH) - Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong thơi gian qua, Sở đã chủ động và thường xuyên triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thực hiện các quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, gắn kết đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm

Hỗ trợ các cơ sở GDNN từ khâu tuyển sinh

 

Nhiều năm qua, công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn được Sở LĐ-TB&XH và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh này quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Qua đó, giúp học sinh các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề theo học và tạo điều kiện để các cơ sở GDNN tham gia tham gia tư vấn tuyển sinh, đào tạo.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian qua, để thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn tỉnh, thời gian qua Sở đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai tại nhiều điểm trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện, thị xã có đông con em đồng bào dân tộc thiểu số. cụ thể, 9 tháng đầu năm 2022, Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk đã phối hợp với Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức tuyên truyền phân luồng - tư vấn hướng nghiệp, phổ biến pháp luật GDNN cho gần 1.000 học sinh và phụ huynh học sinh khối lớp 9 tại các huyện Krông Bông và huyện M'Drắk…

Sau mỗi chương trình hướng nghiệp đều có sơ kết, tổng kết đánh giá về toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của học sinh của từng điểm trường để người làm công tác hướng nghiệp có những tư vấn, lời khuyên sát thực tế cho học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề và vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,.. theo năng lực của bản thân.

Bà Trần Thị Minh Lý, Trưởng phòng Lao động – Việc làm – GDNN, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, với sự triển khai đồng bộ nhiều giản pháp của Sở LĐ-TB&XH tỉnh cùng sự phối hợp của các sở, ngành, đơn vị liên quan, năm 2021, 34 các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (trong đó có 5 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 23 trung tâm GDNN và 2 cơ sở khác) đã tuyển sinh đạt 22.542 học sinh, sinh viên (có 1.457 học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số).  Trong đó, trình độ cao đẳng là 1.107 sinh viên; trung cấp: 920 học sinh; sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 20.515 học viên. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Từ ngân sách các huyện bố trí 4.611 triệu đồng, đã tổ chức 32 lớp đào tạo nghề cho 1.086 học viên. Riêng 9 tháng đầu năm 2022 của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tuyển sinh đạt 20.229 học viên, học sinh, sinh viên, chiếm 54% kế hoạch năm. Trong đó, hệ cao đẳng là 124 người; trung cấp là 1.662 người;  sơ cấp là 8.329 người và đào tạo dưới 3 tháng là 10.114 người. Dự kiến, trong năm học 2022- 2023, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tuyển mới trên 38.800 học viên, học sinh, sinh viên.

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian qua Sở đã chỉ đạo các cơ sở GDNN quan tâm đẩy mạnh công tác phối hợp với sở, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về GDNN; tổ chức tuyên truyền, định hướng về GDNN cho học sinh và phụ huynh học sinh các các huyện, thị xã, thành phố với nhiều hình thức, trên mọi phương tiện thông tin. Đồng thời, chủ động và thường xuyên triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của Luật GDNN và các văn bản hướng dẫn; phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, gắn kết đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động.

Mô hình học nghề trồng nấm bào ngư giúp lao động nôn thôn có việc là và thu nhập cao ở huyện Krông Ana được nhận rộng

Mới đây, ngày 28/4/2022, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tọa đàm với chủ đề đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Thông qua buổi tọa đàm đã có nhiều tham luận của các đại biểu đến từ các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tuyển sinh đào tạo trong hệ thống GDNN; việc kết nối đào tạo, tuyển dụng lao động giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh…. Nhằm đẩy mạnh hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tại buổi tọa đàm này, ban tổ chức cũng đã giới thiệu, cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp về công tác chuyển đổi số của ngành LĐ-TB&XH nói chung cũng như công tác GDNN nói riêng.  

Đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 về phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh Đắk Lắk cũng sẽ sớm ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk thông tin: việc chuyển đổi số trong GDNN nhằm triển khai các hoạt động GDNN trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận GDNN tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Công tác tư vấn và hướng nghiệp cho thanh niên học nghề lập nghiệp luôn được tỉnh Đắk Lắk chú trọng

Ban cạnh đó, tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH có những cơ chế tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội để các doanh nghiệp và cơ sở GDNN có tiếng nói chung trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động cũng như của người sử dụng lao động. Tiếp Khuyến khích các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ thông tin vào đào tạo; tăng cường quảng bá hình ảnh qua các phương tiện đại chúng và các ứng dụng công nghệ số: zalo, facebook... để đưa thông tin đúng đắn, đầy đủ, tạo sự kết nối thân thiện với người có nhu cầu học nghề. Song song đó, đẩy mạnh hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà giáo GDNN, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp đào tạo. Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Trong tháng 5/2022, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) mở lớp bồi dưỡng "Nghiệp vụ quản lý cơ sở GDNN" cho hơn 80 học viên, là các lãnh đạo, giáo viên, giảng viên thuộc các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở GDNN trên địa bàn phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện, triển khai hiệu quả Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc “hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng,  nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động”; tiếp tục thực hiện việc chi trả hỗ trợ chi phí đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk.

Thảo Nhi