Thời sự
Đại hội thi đua yêu nước ngành Lao động – Thương binh và Xã hội lần thứ V
02:01 PM 17/11/2020
(LĐXH) – Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII của Đảng, ngày 17/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội long trọng tổ chức Đại hội thu đua yêu nước ngành Lao động – Thương binh và Xã hội lần thứ V nhằm tổng kết, đánh giá kết quả giai đoạn 2016 – 2020.
Tham dự Hội nghị, có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Đào Hồng Lan - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh; Lê Khánh Hải - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nướcg cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các Bộ ngành Trung ương; gần 200 đại biểu điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước trong 5 năm qua đại diện cho hàng ngàn cán bộ của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tiết mục văn nghệ chào mừng các đại biểu tham dự Đại hội
Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, trong 5 năm qua, các phong trào  thi đua yêu nước của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát triển sâu rộng, trên mọi lĩnh vực của Ngành, nội dung và hình thức thi đua ngày càng được đổi mới, bám sát vào các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành hăng hái thi đua phấn đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhiều phong trào thi đua rộng khắp, sôi nổi
Giai đoạn 2016 – 2020, các đơn vị trong toàn Ngành từ cơ quan Bộ đến các Sở, các đơn vị sự nghiệp đã làm tốt vai trò là tham mưu, đề xuất, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động lớn như các phong trào thi đua "Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tư vấn, giới thiệu việc làm"; phong trào "Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa"; phong trào "Nâng cao chất lượng phục vụ điều dưỡng người có công", phong trào "Nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho thương bệnh binh và trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt" ở các trung tâm điều dưỡng thương binh và các trung tâm bảo trợ xã hội; phong trào Ngày vì người nghèo; phong trào "Nâng cao chất lượng cai nghiện, giáo dục, chữa trị cảm hóa người nghiện", "Xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội", "Thi đua dạy tốt, học tốt" trong các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và tu dưỡng nghề nghiệp gắn với nhu cầu thị trường lao động, doanh nghiệp và hội nhập quốc tế.
Các đại biểu tham dự Đại hội
Công tác nghiên cứu khoa học đã tập trung nghiên cứu những lĩnh vực mới như hệ thống an sinh xã hội, tác động của biến đổi khí hậu; phân phối thu nhập, định hướng giảm nghèo, già hóa dân số.
Từ những phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp đã xuất hiện nhiều đơn vị, tập thể điển hình, tiêu biểu đi đầu trên từng lĩnh vực như: Thanh Hóa, Lào Cai, Bắc Cạn, Lai Châu... đã thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Bình Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, thành phố Hà Nội, Cần Thơ,... thực hiện tốt công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; Bắc Giang, Quảng Ngãi... về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Thọ, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang... với việc thực hiện tốt và đổi mới công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và giải quyết việc làm cho người đang cai nghiện và sau cai nghiện; thành phố Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai... thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; Yên Bái, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Tháp... có thành tích trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị
Trong lĩnh vực người có công với cách mạng, các chính sách tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, nâng cao mức trợ cấp người có công, nhiều đề án mới về người có công được xây dựng và tổ chức thực hiện như: Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, giải quyết hồ sơ tồn đọng. Công tác trợ cấp thường xuyên được thực hiện kịp thời, đầy đủ cho gần 1,5 triệu người có công với cách mạng. Nhiều địa phương luôn đi đầu trong việc thực hiện đúng, đủ kịp thời các chính sách, giải quyết nhanh hồ sơ tồn đọng, tổ chức tốt các phong trào xây dựng quỹ đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh nặng, làm nhà tình nghĩa, tôn tạo, chăm sóc phần mộ liệt sỹ trong các nghĩa trang như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum và nhiều địa phương khác.
Hưởng ứng “Phong trào cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; cùng với những chính sách đã ban hành trước đó, hướng tới mục tiêu cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở các huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, hệ thống chính sách trợ giúp xã hội được xây dựng, ban hành ngày càng hoàn thiện hơn, bao phủ được phần lớn các đối tượng bảo trợ xã hội. Số đối tượng bảo trợ xã hội được trợ giúp từng bước được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn, để các đối tượng hoà nhập cộng đồng. Ngoài ra, các phog trào thi đua cũng đã tạo động lực để Ngành hoàn thành tốt nhiêm vụ trên các lĩnh vực như: Bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hôi, Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ…
Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  phát biểu khai mạc Hội nghị
Ngoài ra, do tình hình kinh tế - xã hội chịu tác động rất lớn của đại dịch Covid - 19 nhưng các Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công, Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm cai nghiện đã có nhiều sáng tạo, cách làm hay để vượt qua khó khăn ổn định và phát triển đơn vị. Với các đối tượng chăm sóc chủ yếu là thương bệnh binh nặng, bị liệt, bị tâm thần, người khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi, người già cô đơn. Nhưng tập thể cán bộ, công chức, viên chức luôn nêu cao tinh thần, tận tụy trong công việc, không quản ngày đêm, từng ngày, từng giờ thay mặt nhân dân cả nước phục vụ, chăm sóc, thể hiện tình cảm, trách nhiệm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc đối với những người đã không quản thân mình, hy sinh xương máu vì Tổ quốc, các đối tượng thiệt thòi trong xã hội. Họ đã góp công, góp sức xây dựng các Trung tâm thực sự là mái nhà thân thương, đầy tình nghĩa như: Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Duy Tiên, Kim Bảng, Thuận Thành, Long Đất, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Qui Nhơn, Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An, Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi và nhiều Trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bên lề hội nghị
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Trong 5 năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ đánh giá là một trong những Bộ xây dựng trình và thông qua được nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực của Ngành. Chỉ tính riêng năm 2019, Bộ đã hoàn thành và trình 20 đề án bảo đảm đúng tiến độ (gồm: 01 Bộ luật, 01 Pháp lệnh, 08 Nghị định, 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 báo cáo tổng kết Chỉ thị của Trung ương, 01 Báo cáo tổng kết Nghị quyết của Bộ Chính trị và trình gia nhập 02 Công ước quốc tế). Trong đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 01 Bộ luật, ban hành 01 Nghị quyết gia nhập Công ước; Ban Bí thư đã ban hành 01 Chỉ thị; Chủ tịch nước Ban hành 01 Quyết định gia nhập Công ước; Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 Quyết định. Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng, trình Quốc hội Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng, tiến độ theo kế hoạch đề ra, góp phần hoàn thiện thể chế về lao động, người có công và xã hội; làm cơ sở, tạo nền tảng pháp lý cho thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh/Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, chương trình, đề án của ngành trên địa bàn.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Vụ Bảo hiểm xã hội
Với những kết quả đã đat được, giai đoạn 2016 – 2020, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Ngành đã trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng Huân chương các loại cho 75 tập thể, cá nhân; Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho 03 cá nhân; Danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 02 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 779 tập thể, cá nhân; Cờ thi đua của Chính phủ cho 12 tập thể; Cờ thi đua của Bộ cho 288 tập thể; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho 32 cá nhân; Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho 2.827 tập thể, cá nhân; Bằng khen của Bộ trưởng cho 12.857 tập thể, cá nhân; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội cho trên 8.000 cá nhân…
Ông Đoàn Hồng Vũ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An phát biểu tham luận tại Hội nghị
Khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã đạt được. Trải qua 75 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Ngành đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn và đạt được nhiểu thành tựu quan trọng. Trong 5 năm qua, Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành và triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên tinh thần lấy con người làm trung tâm; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội theo từng bước tiến của đất nước và trong từng chính sách phát triển. Đặc biệt, Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội thông qua đã thể chế hóa những quy định của Hiến pháp, phù hợp với các cam kết và thông lệ của quốc tế, góp phần hoàn thiên thể chế kinh tế thị trường lao động, góp phần gia tăng lực lượng lao động từ 53,9 triệu lên 56,12 triệu lao động năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp. Cùng với đó, các phong trào thi đua yêu nước của Ngành đã có bước phát triển cả vè chiều rộng, chiều sâu và ngày càng đi vào nề nếp. Nhiều phong trào thi đua có sức lan tỏa sâu rộng, được các cấp, các ngành, địa phương hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực, cụ thể.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ tin tưởng, Đại hội là dấu mốc quan trọng khẳng định bước phát triển mới của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; thể hiện sự tiếp nối, phát huy những truyền thống tốt đẹp và những thành tích, kết quả đã đạt được trong 05 năm qua. Đồng thời đề nghị các địa phương, đơn vị cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Cụm, Khối thi đua trong việc đổi mới phương thức hoạt động, nội dung tiêu chí thi đua từ việc cụ thể hóa những nội dung, tiêu chí thi đua của bộ, ngành, tỉnh thành nội dung, tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng của từng cơ quan đơn vị; từng cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với công chức, viên chức và người lao động, làm cơ sở đánh giá chính xác, công bằng.
Để ghi nhận thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2015 đến năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã ký Quyết định số 1816/QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình  tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 06 tập thể của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quyết định số 1261/QĐ-TTg về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có thành tích trong công tác từ năm 2015 đến năm 2019, bao gồm: Vụ Pháp chế; Trường Đại học Lao động - Xã hội; Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất; Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng,; Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ khuyết tật; Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì.
Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 03 cá nhân đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác của ngành giai đoạn 2016 – 2020, gồm: Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long; Ông Phạm Trung Thông, Trưởng phòng Phòng thanh tra an toàn vệ sinh lao động, Thanh tra Bộ.

 

Hà Giang - Chí Tâm