Kinh tế
Cùng Pepsi tiếp lửa cho các quán ăn địa phương và lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt Nam
06:23 PM 21/09/2022
“Cùng Pepsi hỗ trợ các quán ăn địa phương phục hồi sau đại dịch và lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt” là một chương trình vô cùng ý nghĩa, tiếp thêm động lực giúp các quán ăn, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ có thể phục hồi mạnh mẽ sau dịch.
Nhắc đến ẩm thực Hà thành không thể không nhắc đến phở cuốn, bún chả, bún ốc, xôi xéo, bánh tôm…, những món ăn dân dã nhưng hương vị đặc trưng của chúng đã khiến bao người say mê. Nhưng nhìn lại 2 năm đại dịch, những món ăn ngon đã đi vào lòng các tín đồ yêu ẩm thực này có nguy cơ biến mất vì không ít hàng quán phải đóng cửa, nhiều cửa hàng dù đã cố gắng cầm cự qua được, mở cửa trở lại nhưng lượng khách vẫn chưa thể đông đảo như trước. 
Thấu hiểu những khó khăn các hộ kinh doanh đã và đang trải qua, Pepsi đã phối hợp với 4 food reviewer có lượng fan hâm mộ hùng hậu hiện nay: Hà Nội tôi ăn gì, Lêu lêu đói khum, Bếp trưởng review, Mỏ khoét Hà Nội đến thăm lại những quán ăn quen thuộc mà lâu rồi chính họ cũng chưa quay lại từ khi dịch xảy ra. Đây là hành động thiết thực nhất mà Pepsi mong muốn thông qua các food reviewer kêu gọi mọi người ủng hộ những quán quen, góp phần lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt, trực tiếp giúp các quán ăn có động lực để vượt qua những tổn thất do đại dịch. 
Món ăn đầu tiên của “food tour” này là phở chiên, phở cuốn tại quán Hưng Bền (Ba Đình - Hà Nội), quán “ruột” của food reviewer Hà Nội tôi ăn gì có tuổi đời 28 năm. Theo lời mách bảo của Hà Nội tôi ăn gì, đến quán này nhất định phải gọi món phở chiên và phở cuốn đặc trưng nhất của quán.
Đặc biệt, món truyền thống ở đây là phở cuốn, được cuốn kích cỡ vừa miệng, chấm với bát nước chấm chua ngọt rất hài hòa, cần bằng.
Chị Bền, chủ quán phở cuốn Hưng Bền cho biết: “Đợt dịch vừa rồi quán rất vắng nhưng vì quán đã trở thành địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người mê ẩm thực Hà Nội nên dù khó khăn thế nào tôi cũng phải vực dậy để những khách quen nhớ hương vị truyền thống có thể quay lại và để những người đồng hành với mình duy trì thu nhập”. Dù sau đại dịch, việc kinh doanh đã gặp không ít khó khăn nhưng với tâm huyết xây dựng cửa hàng ngay từ những ngày đầu tiên và tinh thần gìn giữ, lan tỏa những món ăn truyền thống, chị sẽ tiếp tục duy trì quán ăn sau đại dịch.
Anh chàng Lêu Lêu Đói Khum thì lại được được một chị bạn rủ đi ăn cho bằng được món xôi Cát Lâm (Hoàn Kiếm - Hà Nội) vì lâu quá chưa được ăn trở lại. Không giống như những hàng xôi khác, ở đây, từng loại topping được cho riêng ra từng đĩa nhỏ, tạo cho thực khách cảm giác “vừa mới lạ lại vừa thân quen” vì ăn ngoài quán mà cứ như cơm nhà. 
Theo lời chị chủ quán xôi Cát Lâm, quán đã mở từ 2013, suốt 2 năm qua, quán đã gặp không ít khó khăn vì giãn cách phải đóng cửa, nhân viên thì bị mắc kẹt không về nhà được, quán hiện vẫn chưa đông khách như trước nhưng vì tình yêu thương, ủng hộ của những khách quen mà quán đã có động lực để duy trì đến giờ. 
Với những ai mê món bún ốc chả tôm như Bếp trưởng Review của Hà Nội thì chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng Hồng Luyến (Quận Tây Hồ), một quán ăn đã có tuổi đời 44 năm. Sau một thời gian dài phải tạm gác lại niềm đam mê, Bếp trưởng Review đã được thỏa mãn cơn thèm khi hương vị món ăn ở quán quen vẫn không hề thay đổi sau 2 năm chông chênh vì dịch.
Cô Hồng Luyến, chủ nhà hàng cho hay: “Trước dịch, quán rất đông khách vì nằm ở cửa ngõ du lịch của thành phố, bây giờ thì lượng khách vẫn chưa thể đông như trước nhưng mình sẽ phục hồi từ từ. Cô bán đã 44 năm rồi và sẽ không bao giờ bỏ nghề sẽ truyền lại cho con vì đây là món đặc sản của Hà Nội, mình phải có trách nhiệm giữ mãi”.

Cô nàng Mỏ Khoét Hà Nội thì cho rằng bún chả là món ăn nhất định phải giới thiệu nếu ai đó hỏi Hà Nội có món gì ngon? Và quả thật, nếu đam mê ẩm thực phố cổ, bạn sẽ không thể bỏ qua bún chả Đắc Kim (Hành Mành và cơ sở 2 ở đường Thành, Hà Nội), thương hiệu bún chả đã có tuổi đời ngót nghét 57 năm.

Chia sẻ động lực để vượt qua khó khăn do đại dịch, Chị Nga, chủ cửa hàng bún chả Đắc Kim đời thứ 2 chia sẻ: “Cửa hàng được mở từ năm 1966, mình là người kế thừa truyền thống do bố mẹ để lại. Mình cũng yêu nghề và muốn đem hương đúng hương vị truyền thống của gia đình mang đến cho khách hàng.” Sau đại dịch dù tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn trước nhưng với tinh thần yêu nghề và mong muốn gìn giữ truyền thống kinh doanh hơn 57 năm của gia đình chính là động lực to lớn giúp chị Nga vượt qua khó khăn sau đại dịch và bước tiếp với cửa hàng bún chả Đắc Kim của mình.

Với chiến dịch “Cùng Pepsi hỗ trợ các quán ăn địa phương phục hồi sau đại dịch và lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt”, nhãn hàng Pepsi mong muốn cùng các Food Reviewer kết nối người tiêu dùng quay trở lại với những món ăn quen thuộc, hỗ trợ các hộ kinh doanh có thể “buôn may bán đắt” trở lại sau thời gian dài phải đối mặt với nhiều khó khăn của đại dịch. Để các quán quen vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn ở đó lưu giữ những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, hãy cùng Pepsi quay trở lại, ủng hộ tâm huyết của những chủ quán, để thưởng thưởng trở lại những món ăn ngon và góp phần lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt, bạn nhé!

PV