Xã hội
Chương trình nghèo đa chiều TPHCM và khả năng áp dụng của các địa phương khác
09:03 PM 23/12/2017
(LĐXH) – Ngày 23/12/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn báo cáo nghèo đa chiều TPHCM và khả năng áp dụng của các địa phương khác. Thứ trưởng Lê Tấn Dũng tham dự và chủ trì Hội thảo.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo còn có ông Ngô Trường Thi – Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,  UNDP, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phía Nam, một  số chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các Viện khoa học, trường Đại học tại TPHCM…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh: Cuối năm 2010, dưới sự hỗ trợ của UNDP, TPHCM là một trong những địa phương đã và đang đi tiên phong  trong cách tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều. Giai đoạn 2010-2012, TPCHM đã thử nghiệm khảo sát, đến năm 2015, TPHCM đã có kinh nghiệm tốt trong thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trong giai đoạn tiếp theo. Cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, thành phố cũng đã  xác định được nghèo đa chiều theo từng năm, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, từng bước lồng ghép các chương trình an sinh xã hội vào chương trình giảm nghèo đa chiều. Chương trình giảm nghèo của TPHCM giai đoạn 2016-2020 đã tập trung vào 5 nhóm chính sách chủ yếu như:  miễn giảm thuế cho hoạt động sản xuất của người nghèo, nhóm chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng gắn với xây dựng NTM.

Từ kinh nghiệm của TPHCM, Bộ LĐTBXH tổ chức hội thảo này nhằm mục đích chia sẻ các phương pháp cũng như cách làm của thành phố để các địa phương nghiên cứu các kinh nghiệm và có thêm thông tin, vận dụng, áp dụng vào địa phương, tiếp tục bổ sung và điều chỉnh xây dựng nghèo đa chiều quốc gia.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng và ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo trao đổi, thảo luận với các đại biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan của Quốc hội, Bộ ngành TW đã phối hợp với Bộ LĐTBXH trong thời gian qua. Cảm ơn TPHCM và các địa phương tham gia hội thảo rút ra những bài học triển khai trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Ngọc Hân, đại diện UNDP chia sẻ: Giảm nghèo là một trong những nội dung UNDP đã và đang và tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhằm không để ai bị bỏ lại phía sau. UNDP đánh giá cao giảm nghèo ở Việt Nam. Việt Nam nhận thức được nghèo không chỉ thu nhập mà còn những mặt khác. Trong năm 2014, lần đầu tiên đưa vào giám sát tối cao của Quốc hội (QQ 76); Lần đầu tiên UNDP hỗ trợ Chính phủ đưa nội dung đo lường nghèo đa chiều ở cấp quốc gia và rà soát hằng năm.

Đồng thời,  UNDP cũng đã phối hợp với TPHCM thành lập Trung tâm nghèo đa chiều vào tháng 7/2017 để tổ chức thí điểm nghiên cứu, khảo sát,  đánh giá phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố và đã thực hiện có hiệu quả. Trung tâm NĐC TPCHM có sự chia sẻ đối với các địa phương khác trên cả nước và kết nối với các trung tâm khác trên thế giới.

Bà Hân cũng cho rằng, các địa phương khác cũng cần cho thêm ý kiến vào cách đi, sáng kiến của TPHCM (giảm trọng số, tăng trọng số chiều giáo dục, mở thêm trọng số về việc làm….).  Qua đó, các địa phương nghiên cứu và tìm hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Theo ông Ngô Trường Thi – Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Việt Nam đã học hỏi các quốc gia khác (Mexico, Colombia) để xây dựng phương pháp luận về nghèo đa chiều. Đại sự quán Colombia đã thông qua Quốc hội, đề nghị Việt Nam chia sẻ về kinh nghiệm giảm nghèo đa chiều. Chúng tôi đã xây dựng báo cáo gửi xin ý kiến Lãnh đạo Bộ. Việc áp dụng nghèo đa chiều lan rộng sang những nước khác. Unicef, Cục Trẻ em, Cục Bảo trợ đã nghiên cứu và thông qua điều tra mức sống hộ gia đình. Sau khi có kết quả Chính phủ đồng ý và thể chế hóa. Trong 2 năm qua, VPQG đã phối hợp với UNicef xây dựng NĐC ở trẻ em. TPHCM đã áp dụng, vươn tới cả những nhóm không phải nghèo thu nhập.

Chính vì vậy, chúng tôi rất ủng hộ theo đề xuất của UNDP với ý định thành lập trung tâm NĐC của TPHCM và cả khu vực. Đề xuất thời gian tới đặt trung tâm NĐC của cả Quốc gia để nghiên cứu, đào tạo cho các địa phương và các quốc gia khác.

Vụ trưởng, CVP Quốc gia Giảm nghèo Ngô Trường Thi phát biểu tại Hội thảo

Ông Thi cũng cho biết, sau 2 năm áp dụng nghèo đa chiều thì chúng ta đã nhận được nhiều ủng hộ từ phía các Bộ, ngành,  người dân, song  hiện tại vẫn còn nhiều thách thức. Các vấn đề đặt ra trong thực tế như: An Giang đang tách nghèo thu nhập và nghèo đa chiều. Nội dung này là ngoài phạm vi nghiên cứu nhưng chúng ta vẫn cần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quản lý. Câu chuyện nghèo từ thiếu tiền sang nghèo thiếu hụt nên cách tiếp cận nó hoàn toàn khác.

Bà Lê Thị Thanh Loan, đại diện nhóm nghiên cứu về dự án nghèo đa chiều của thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ:  Chương trình giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 1992 (là địa phương đầu tiên áp dụng chương trình giảm nghèo). Chương trình chia ra 4 giai đoạn, cứ giai đoạn kết thúc giảm nghèo trước thì tiến hành điều chỉnh. Trong thời gian đó, thành phố đã giúp đỡ được 150 ngàn hộ nghèo.  Nhận thấy chuẩn nghèo thu nhập không  đánh giá được hết vấn đề nghèo ở thành phố nên thành phố đã nghiên cứu và ứng dụng đầu tiền về nghèo đa chiều.

Dự án UNDP hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh: Khi chúng tôi nghiên cứu khảo sát nghèo đô thị thì còn nghiên cứu thêm cả 6 chiều nghèo. Thực tế sau nghiên cứu là TP. Hồ Chí Minh thu nhập cao hơn Hà Nội, nhưng lại thiếu hụt các chiều cao hơn Hà Nội. Sau khi báo cáo kết quả dự án tiếp tục tài trợ cho thành phố nghiên cứu năm 2012, nghiên cứu về chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Kết quả là ở nông thôn thì thiếu hụt nhiều hơn thành thị. Người dân nhập cư thiếu hụt nhiều hơn những người lao động thành phố (trong khi thu nhập thì những người dân nhập cư không thấp hơn so với những người có hộ khẩu thường trú tại TPHCM).

Dự án năm 2012-2017: nhiệm vụ là thử nghiệm phương pháp nghèo đa chiều và rút ra cách áp dụng. Thành phố đã  tiến hành qua 4 bước:  điều tra thực trạng mức sống dân cư, đề xuất chiều nghèo, chỉ số nghèo và ngưỡng nghèo năm 13-14; thử nghiệm xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 – QĐ của Thủ tướng Chính phủ; khảo sát lập danh sách hộ nghèo hộ cận nghèo; .....

Các chiều nghèo và các chỉ số là thử nghiệm xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015. Thử nghiệm quy trình không thể làm trên toàn thành phố vì chi phí không thể đáp ứng được nhu cầu nếu áp dụng toàn diện. Lần 1 kinh phí UNDP hỗ trợ; Lần 2 kinh phí TP Hồ Chí Minh cấp. TPHCM đã lập ra bảng kê gạt những hộ không có khả năng là hộ nghèo, hộ cận nghèo (chỉ phát phiếu cho những hộ có thể là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài ra, TP  xây dựng được quy trình xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố, làm ra tờ rơi gửi về cấp cơ sở để hướng dẫn, phổ biến.

Trong năm 2016, sau khi thành phố  ban hành chuẩn nghèo đã tiến hành khảo sát. Khi thử nghiệm lần 1, lần 2, ở cơ sở luôn mắc lỗi sai: tính điểm sai rất nhiều (mặc dù đã tập huấn rất nhiều) > xác định hộ nghèo bị sai.

Theo chuẩn nghèo TPHCM đã căn cứ vào chiều thiếu hụt 40 điểm (5 chiều xã hội)

Dưới 21 triệu > nghèo thu nhập. 21-28 triệu: hộ cận nghèo > 28 triệu: không thiếu hụt về nghèo thu nhập. Nhóm 3 a: nhóm vừa thiếu hụt về đa chiều và thu nhập. Qua kết quả khảo sát năm 2016-2020, xác định được các chiều xã hội nằm ở chiều nào?  Chiều giáo dục và đào tạo là cao nhất: 45% (giáo dục người lớn và giáo dục dạy nghề); Chiều việc làm và bảo hiểm xã hội: 42.88%. Từ đó, BCĐ TP đã xây dựng được giải pháp giảm nghèo năm 2016-2020.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Xê, nguyên Phó Giám đốc Sở LĐ – TBXH TPHCM, đại diện nhóm nghiên cứu nghèo đa chiều TPHCM cho biết: Thời gian thực hiện nghèo đa chiều của TP mới chỉ 2 năm, quá trình nghiên cứu là 5 năm. Qua triển khai thực tiễn, kinh nghiệm cho thấy: Khi triển khai theo PP đa chiều, nếu chỉ tính theo NĐC, TPHCM chỉ có khoảng 7636 hộ nghèo > bỏ sót hộ nghèo. TPHCM tiếp cận theo cả 2 (NĐC, thu nhập). Mặc dù giai đoạn 2016-2020, chuẩn nghèo thu nhập là 21 triệu/năm trở xuống cao hơn TW gấp 2 lần nhưng so với mức sống tối thiểu của TPHCM 3,2tr/1 người/tháng thì  vẫn chưa đáp ứng được. Vì vậy, để nghiên cứu và có giải pháp toàn diện hơn, đảm bảo cho các đối tượng,  khi thực hiện theo phương pháp đa chiều, chúng ta phải xác định đúng đối tượng. Cách làm TPHCM nghiên cứu từng bước, mở rộng và rút kinh nghiệm, gắn với công cụ của Tổng cục Thống kê. Về chiều nghèo và chỉ số nghèo khi xây dựng > trong quá trình thực tiễn sẽ xem xét lại.

Ở địa phương cơ sở phải triển khai, nhận thức đẩy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chưa nắm chắc được, hoặc tỉ lệ hộ nghèo nhiều quá sẽ khó thực hiện. Nhiều địa phương còn ngại trong quá trình xác định hộ nghèo cho đúng, công tác rà soát hộ nghèo ở cơ sở còn chưa công tâm. TPHCM đã thường xuyên kiểm tra và  nhận thấy xác định đối tượng phải thực hiện đảm bảo, chính xác.

Ông Nguyễn Văn Xê chia sẻ về Dự án giảm nghèo đa chiều của TPHCM

Cuối năm 2019, TP  sẽ hoàn thành giảm cơ bản hộ nghèo của TP. Hộ nghèo hiện nay còn gần 2% (chỉ yếu là thu nhập). Hiện nay, nhận thức NĐC vẫn chưa đầy đủ ở người nghèo nên vẫn còn có nhiều thư từ, thắc mắc.  Có 11 chính sách tác động trực tiếp vào các chiều xác định hộ nghèo.  

Chương trình giảm nghèo bền vững theo pp tiếp cận đa chiều đòi hỏi các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch hằng năm trên cơ sở những nguyên tắc và nội dung thống nhất như: Phải xây dựng từ cơ sở lên, gắn trực tiếp với đối tượng; mục tiêu, lộ trình phải phù hợp với từng giai đoạn để vừa tính chỉ tiêu kế hoạch giảm hộ và vừa tính giảm các chiều thiếu hụt xã hội của người nghèo ở từng địa phương cơ sở.

TPHCM có xây dựng quy chế của BCĐ giảm nghèo, các Ban ngành của TP theo từng chiều nghèo xây dựng kế hoạch của mình, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm; Gắn vào nguồn ngân sách hàng năm của TPHCM.  Các chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo của TPHCM thực hiện theo hướng giảm dần trợ cấp, tăng cường mạnh mẽ tính tác động. Ngoài ra, TP còn có những cơ chế, chính sách đặc thù gắn với người nghèo: chính sách bảo trợ cho những người đặc biệt khó khăn (khi rà soát khoảng trên 700 đối tượng). Bên cạnh đó,  công tác tuyên truyền về nghèo đa chiều phải được đẩy mạnh nhằm  thay đổi nhận thức của các ngành, các cấp, người dân, gắn với thực tiễn, tạo ra những mô hình cụ thể. 

Hội thảo cũng được nghe bà Phạm Minh Thu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội trình bày báo cáo đánh giá kết quả áp dụng đo lường nghèo đa chiều tại TPHCM, khả năng áp dụng các địa phương khác; chia sẻ và trao đổi về một số kinh nghiệm và giải pháp của các chuyên gia và nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Quốc gia TPHCM trong phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều tại các địa phương...

  Hoàng Cảnh