Lao động
Cần có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động
07:04 PM 06/03/2019
LĐXH) - Nhằm thực hiện dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động (sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong năm 2019), ngày 5/3, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Môi trường Việt Nam (iSEE) đã tổ chức buổi tọa đàm lấy ý kiến góp ý về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động tại Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Buổi Tọa đàm có sự tham dự của hơn 20 nhà báo, luật sư và đại diện của Tập đoàn Manpower Group (doanh nghiệp chuyên cung cấp nguồn nhân lực).

Công nhân làm việc tại Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng


Theo bà Bà Hoàng Thị Thu Hường, Phó Viện trưởng Viện iSEE cho biết: Viện đang cùng các đối tác là Oxfam, VCCI, CARE Quốc tế tại Việt Nam cùng thực hiện dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới trong Luật Lao động (sửa đổi) với mục tiêu đưa ra những khuyến nghị hợp lý để bổ sung vào Luật lao động, đồng thời nâng cao nhận thức và tiếng nói của người lao động trong các vấn đề liên quan. Trong đó, nội dung tuổi nghỉ hưu sẽ được quan tâm nhiều nhất bởi tác động tới hàng chục triệu người lao động, với quy định tăng thêm bao nhiêu? Lộ trình tăng như thế nào?...  Tại buổi tọa đàn này làm việc, ông Trịnh Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng, cho biết công ty hiện có 3.000 lao động, do đặc thù ngành công nghiệp nặng nên lao động nữ chỉ chiếm khoảng 13%-15% trên tổng số lao động. Lao động tại doanh nghiệp rất trẻ, chỉ khoảng 30-35 tuổi, chưa có người lao động nào làm việc đến tuổi nghỉ hưu,...

Về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, ông Hùng cho rằng có nhiều người lao động còn rất trẻ nhưng đã nghỉ hưu là một sự lãng phí lớn. Doanh nghiệp đồng ý với việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động song cần có lộ trình tăng tuổi để người lao động đỡ chuẩn bị tinh thần. Ngoài ra, Luật cũng cần "mở", có sự lựa chọn tuổi nghỉ hưu đối với lao động ở các ngành nghề đặc biệt, nặng nhọc, độc hại...

Luật sư Nguyễn Giang Nam - Công ty luật Smart Law- Đoàn luật sư TP.HCM thì cho rằng, “ tuổi nghỉ hưu do người lao động lựa chọn dựa vào nhu cầu và khả năng của các bên” ví dụ như thực tế hiện  nay có những trường hợp người lao đông vẫn còn sức khỏe tốt nhưng lại đến tuổi nghỉ hưu, nhưng lại không đủ điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội. Trong những trường hợp như vậy thì các nhà làm luật nên trao lại quyền lựa chọn cho người sử dụng lao đông và người lao động tự quyết định về việc nghỉ hưu độ tuổi nào cho hợp lý nhưng phải phù hợp pháp luật, nếu làm được như vậy vừa hợp tình hình thực tế, và cũng phù hợp với thỏa thuận lao động nhằm thúc đẩy trách nhiệm chung của các bên.

Hải Đăng