Lao động
Bộ LĐ-TB&XH triển khai chiến lược phát triển GDNN Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
10:55 AM 10/05/2022
(LĐXH) - Ngày 9/5, tại trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị triển khai chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến 2045 Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng; ông Trương Anh Dũng, Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN; ông Đoàn Tấn Bửu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, lãnh đạo các cơ sở GDNN tại các tỉnh, thành phố Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Toàn cảnh Hội nghị

Theo Tổng cục GDNN, Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, với 05 quan điểm sau:  Phát triển GDNN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới. Phát triển GDNN bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị

Nhà nước có chính sách từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; ưu tiên phân bổ ngân sách cho GDNN trong ngân sách giáo dục - đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở những địa bàn, ngành, nghề phù hợp. Đồng thời, Phát triển GDNN là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở GDNn và người dân; được chú trọng trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương.

Ông Đoàn Tấn Bửu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại Hội nghị

Mục đích, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Đến năm 2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

Mục tiêu, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Đến năm 2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về GDNN trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN cho biết, là chiến lược chung cả nước và từng địa phương, từng cơ sở GDNN có kế hoạch, chiến lược riêng để thực hiện. “Và các giải pháp ở đây chúng ta đưa ra có nhưng mang tính bao quát ở phạm vị quốc gia, còn tỉnh, vùng chúng ta có những giải pháp cụ thể. Ông Dũng cho rằng, các tỉnh Đồng bằng sông Xửu Long đã đặt ra vấn đề: Liên kết vùng trong phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy trong liên kết giáo dục nói chung và GDNN nói riêng, thời gian tới cũng cần có sự liên kết giữa các địa phương và giữa các cơ sở GDNN. 

Theo ông Trương Anh Dũng, về chiến lược phát triển GDNN có nhiều nội dung, quan điểm. trong đó, ông lưu ý và nhấn mạng đến 2 quan điểm: Quan điểm thứ nhất là GDNN quan trọng hàng đầu trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; Quan điểm thứ hai là ưu tiên ngân sách nhà nước cho GDNN và trong giáo dục đào (Trong đó có việc ưu tiên những công trình, dự án phát triển của địa phương và của ngành).  Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN đề nghị: Sở LĐ-TB&XH các tỉnh cần có những tham mưu cụ thể lãnh đạo địa phương, có kế hoạch, chiến lược phát triển GDNN trong thời gian tới. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, trong đó có tổ chức hội nghị về GDNN và giải quyết việc làm hàng năm; xây dựng kế hoạch để triển khai các dự án GDNN; tiếp tục đôn đốc việc triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề người lao động (kinh phí từ bảo hiểm thất nghiệp); sắp xếp mang lưới các cơ sở GDNN; Phát triển bộ máy lãnh đạo quản lý về phát triển GDNN trong thời gian tới.

Đại diện Tổng cục GDNN báo cáo kết quả công tác  tuyển sinh, đào tạo trong giai đoạn qua

Phát biểu kết luận tại hội nghị Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự về chiến lượng mục tiêu quốc gia phát triển GDNN. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị, các đại biểu là lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố tham dự hội nghị thời gian tới tiếp tục tham mưu cho địa phương đẩy mạnh triển khai kế hoạch phát triển GDNN trong thời gian tới. “Khuyến khích những địa phương có điều kiện thì xây dựng chỉ tiêu về GDNN cao hơn chiến lược quốc gia. Để làm được các mục tiêu, kế hoạch trên cần phải có những giải pháp đồng bộ, với những quyết sách mạnh hơn, quyết liệt hơn”:  Thứ trưởng mong muốn. Đồng thời, Thứ trưởng chỉ đạo, Tổng cục GDNN xem xét, rà soát nhưng gì đang làm và sắp tới sẽ làm trong 5 quan điểm, 8 giải pháp, quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư, còn những bất cập gì không để tháo gỡ; nhất là sắp tới có cần chỉnh sửa Luật, Nghị định, Thông tư không, nếu chỉnh sửa thì sẽ chỉnh sửa như thế nào?.

Trương Đăng