Lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các cơ quan chức năng và doanh nghiệp theo dõi sát sao tình hình ở Qatar để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp
08:06 AM 09/06/2017
(LĐXH)-Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tại Qatar, Việt Nam đang có khoảng 1.800 lao động làm việc theo hợp đồng phái cử. Những lao động này chủ yếu làm việc cho các nhà thầu có nguồn gốc Châu Âu tại các công trình xây dựng phục vụ Olympic 2018 và World Cup 2022 sẽ diễn ra tại Qatar.
Ngay khi có những thông tin về cuộc khủng hoảng ngoài giao và những thông phát sinh về  Qatar, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước báo cáo nhanh về tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại đất nước này. Đồng thời Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động yêu cầu các doanh nghiệp phái cử lao động theo dõi sát sao diẽn biến tại Qatar, báo lại địa chỉ làm việc và nhà thầu tiếp nhận lao động và dự phòng tình huống xấu nhất để khi cần sẽ hỗ trợ lao động.
Hành khách bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Hamad tại Doha sau khi Qatar bị nhiều nước láng giềng cô lập. 
Bộ cũng đang chỉ đạo Cục Quản lý lao động yêu cầu tuỳ viên về lao động của Bộ  tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả rập Xê út tăng cường theo dõi thông tin và khi cần sang tận nơi để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động”. Mục tiêu cuối cúng là đảm bảo an toàn tính mạng cho hơn 1.800 lao động Việt Nam.
Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Ngoài 1.800 lao động Việt Nam chính thức nêu trên, khả năng sẽ có những lao động được doanh nghiệp đưa đi bất hợp pháp sang Qatar. Với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình, doanh nghiệp phải chủ động kế hoạch đưa lao động của mình về nước khi có tình hình xấu. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng có quan tâm tới phương án xử lý nếu có tình huống xấu nhất xảy ra mặc dù trên thực tế là không hề mong muốn. Đặc biệt trong tình huống có sự biến, tất cả các lao động sẽ được đưa về hết, vì mục tiêu đảm bảo tính mạng công dân Việt Nam là ưu tiên số một. Sau đó mới tính tới các yếu tố khác
Về nguồn lực và công tác tổ chức xử lý nếu tình huống xấu nhất xảy ra, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói: Chúng ta cũng có kinh nghiệm thực tiễn trong 2 đợt “giải cứu” đưa hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Lybia về nước cách đây vài năm do tình hình chiến sự. Tất nhiên đây là việc không ai mong muốn xảy ra, nhưng khi cần Bộ sẽ sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước để thực hiện trên cơ sở xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ".
Được biết, hiện nay, Philippines cũng là một quốc gia có khá đông công dân đang sinh sống và làm việc ở Qatar. Trong một thông báo gần đây nhất, Chính phủ nước này đã tuyên bố dừng triển khai kế hoạch đưa lao động sang quốc gia vùng Vịnh này. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lao động Philippines Silvestre Bello cũng bày tỏ lo ngại rằng người dân nước này ở Qatar có thể "là những nạn nhân đầu tiên" trong nguy cơ thiếu lương thực ở Qatar../.

PV