Lao động
Bến Tre: Nhìn lại 5 năm Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm “ Những kết quả và vấn đề đặt ra”
02:20 PM 14/12/2020
(LĐXH) – Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã nhận được sự quan tâm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt là Cục Việc làm hàng năm đã phân bổ nguồn kinh phí 2.235 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục nghề nghiệp – việc làm – an toàn lao động để tỉnh triển khai thực hiện công tác lao động việc làm từ 2018 đến 2020.
Mô hình Cà phê tư vấn việc làm tại Trung tậm Dịch vụ việc làm tỉnh Bến Tre đã thu hút hút đông đáo người lao động quan tâm

Từ nguồn kinh phí trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre đã tập trung phát triển thị trường lao động và việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn 2016 – 2020, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre đã tổ chức triển khai điều tra, cập nhật thông tin của 367.563 hộ gia đình, bình quân hàng năm có 114.698 hộ có biến động thông tin, với tỷ lệ biến động khoảng 40% so với tổng số hộ. Qua kết quả điều tra, cập nhật thông tin thị trường lao động đã giúp cho các địa phương trong tỉnh có được nguồn dự liệu về lĩnh vực lao động, việc làm, nhất là số liệu có việc làm thường xuyên và lao động qua đào tạo để phục vụ cho các xã xây dựng nông thôn mới, huyện nông thôn mới làm cơ sở đánh giá tiêu chí xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực của ngành ( đó là tiêu chỉ  12 tỷ lệ lao động có việc làm và tiêu chí 14.3 tỷ lệ lao động qua đào tạo), đồng thời tư nguồn dữ liệu này còn giúp cho các địa phương phân tích, đánh giá và dự báo về lao động, việc làm và hoạch định chính sách về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Học viên học giáo dục định hướng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại địa phương

Ngoài ra, cũng từ nguồn kinh phí trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm như: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm vào các ngày Thứ 6 hàng tuần tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại các huyện, tổ chức ngày hội việc làm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động ở các địa phương, các em học sinh, sinh viên của các trường nghề, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiếp cận và trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của mình.

Theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre, qua 5 năm thực hiện Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm  (từ 2016 – 2020), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức được 41 phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại các huyện trong tỉnh, với 426 đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng, với  trên 19.082 lượt người lao động tham gia dự.

Người lao động tìm kiếm việc làm tại Trung tâm DVVL tỉnh Bến Tre

Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh còn tổ chức mô hình Cà phê việc làm” tại Trung tâm nhằm kết hợp vừa tổ chức tư vấn cho người lao động đến đăng ký hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, để giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động, vừa tư vấn cho người lao độg có nhu càu tìm kiếm việc làm tại địa phương. Từ khi triền khai cho đến nay, Mô hình này đã tư vấn cho 278 lượt người và giới thiệu cho 8 người tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Mặt khác, cũng từ nguồn kinh phì của Chương trình này, Sở Lao động – TBXH tỉnh đã giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm phát triển mạng thông tin về việc làm, nhằm hỗ trợ các hoạt động thu thập, cập nhật cơ sở dụ liệu tìm kiếm việc, việc tìm người. Qua đó đã giúp cho các đối tượng có nhu cầu tìm việc đễ dàng tiếp cận các thông tin việc làm, đáp ứng phần nào nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.

Nhìn chung, trong thời gian qua nhờ có nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về lĩnh vực việc làm nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng nguồn dụ liệu về cung – cầu lao động để hoạch định chính sách về phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thuận lợi đã góp phần tích cực vào công giài quyết việc làm tại địa phương. Ngoài ra, qua tổ chức các phiên giao dịch việc làm đã nâng cao vai trò làm cầu nối của Trung tâm Dịch vụ việc làm với doanh nghiệp – người lao động – cơ sở đào tạo và đã trở thành địa chỉ tin cậy thật sự  mà người lao động và doanh nghiệp muốn tìm đến.

Các thực tập sinh của tỉnh Bến Tre do Công ty TNHH Quốc tế Sài Gòn phái cứ và đưa sang làm việc có thời hạn tại Nhật Bản

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển thị trường lao động tại địa phương trong giai đoạn qua vẫn cón nhiều khó khăn, hạn chế như: Nguồn kinh phí phân bố hàng năm từ Chương trình mục tiêu cho tỉnh còn hạn chế, nhất là lĩnh vực việc làm nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai điều tra, cập nhật thông tin về thị trường lao động và tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn toàn tỉnh.

Mặt khác, về cơ chế chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên, phụ nữ nghèo nông thôn, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, lao động di cư còn gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng đặt hàng đối vớ các đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định tại Nghị định số 32/20219 của Chính phủ về quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên. Trong đó, có quy định các đơn vị sự nghiệp công lập phải có bộ định mức kinh tế kỹ thuật về lĩnh vực việc làm mới thực hiện việc hợp đồng đặt hàng để triển khai thực hiện chính sách này. Trong khi đó, hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập ở một số địa phương (Trong đó, có Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) chưa xây dựng được bộ định mức kinh tế kỹ thuật, nên rất khó cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức thực hiện cho các nhóm đối tượng này.

Các thực tập sinh của tình Bến Tre do  Công ty TNHH Quốc tế Sài Gòn  đào tạo và phái cử  sang làm việc tại Nhật Bản

Chính vì vậy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre đã đề xuất một số kiến nghị với Bộ Lao động – Thương vinh và Xã hội và Cục Việc làm như: Hàng năm nên phân bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm – An toàn lao động về cho các tỉnh để triển khai, thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm như: Tổ chức điều tra, cập nhật thông tin thị trường lao động, phát triển mạng thông tin việc làm, xây dựng cơ sở dụ liệu người tìm việc, việc tìm người. Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần có quy định việc hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng đặc thù theo hình thức giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 32 của chính phủ để các địa phương dễ dàng triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí từ chương trình trong thời gian tới.

Theo báo báo cáo của Sở Lao động – Thương vinh và Xã hội tỉnh Bến Tre, trong thời gian qua, Tỉnh Bến Tre đã  đưa chỉ tiêu về giải quyết việc làm vào Hội nghị về chỉ tiêu giải quyết việc làm của tỉnh và đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2015 – 2020 đưa vào Nghị quyết để triển khai thực hiện. Nghị quyết đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm là 18 ngàn lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 500 lao động/năm và chỉ tiêu được điều chỉnh tăng lên theo từng năm và kết quả thực hiện hàng năm đều đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Vương Linh